24/7/19

IV.KHÍ QUẢN
1.Vị trí: 
   - Khí quản nằm trước thực quản.
   Đầu trên khí quản nối với sụn nhẫn bởi dây chằng ở đoạn đốt sống cổ C6-7.
   Phía dưới ngang mức đốt ngực D4-thì tách thành phế quản chính Trái và Phải.
   - Là ống trụ, dẹt ở phía sau, cấu tạo bởi các cung sụn hình chữ C xếp chồng lên nhau.
   - Người lớn: Dài khoảng 15cm,đường kính 12mm.
   Hình thể trong:
          + Mặt trong nhẵn, hồng.
          + Nơi khí quản tận hết có 2 lỗ của 2 phế quản chính ngăn cách nhau bởi một mào dọc trước - sau gọi là cựa khí quản (Carina).

 2.Cấu tạo:
   - Ống cấu tạo bằng lớp sụn, sợi và cơ trơn ở ngoài và được lót ở trong bằng niêm mạc.
a.Lớp sụn-sợi-cơ trơn:
   - Cấu tạo bởi 16-20 vòng sụn hình chữ C, hở ở phía sau và được che kín bởi một màng tổ chức liên kết.
   - Mỗi cung dày 1mm, cao 2-5mm.
   - Các màng sợi gồm 2 lớp phủ mặt trong và mặt ngoài các cung sụn tạo thành một dây chằng đàn hồi giữa các sụn.
   - Riêng phía sau chỉ có các sợi cơ và sợi đàn hồi căng giữa các đầu cung sụn tạo nên thành màng.
--> Sụn khí quản có tác dụng chống đỡ duy trì đường hô hấp luôn trong trạng thái mở để quá trình hô hấp được tiến hành bình thường.
b.Lớp niêm mạc: lót mặt trong khí quản:là lớp tế bào trụ giả tầng có lông chuyển và các tuyến khí quản.



3. Phân chia:
   - Vì khí quản nằm ở cả đoạn cổ và đoạn ngực nên người ta chia làm hai đoạn :
a.Đoạn cổ:
   - Trước thực quản.
   - Giữa 2 bên bó mạch cảnh, các cơ dưới móng.
   - Ở trước các vòng sụn từ thứ 2- 4 có eo tuyến giáp.


b.Đoạn ngực:
   - Khí quản nằm trung thất trên.
   - Trước thực quản.
   - Giữa 2 ổ màng phổi
   - Sau cung động mạch chủ và các nhánh.
  - Rãnh giữa khí quản và thực quản là chỗ các dây thần kinh và mạch máu nằm.

4.Mạch máu và thần kinh:
   Động mạch: Được cấp máu bởi động mạch giáp dưới ở trên và các nhánh phế quản (của động mạch chủ ngực) ở dưới.
   Tĩnh mạch: đi kèm động mạch và đổ vào đám rối Tĩnh mạch giáp dưới.
   Bạch mạch đổ vào các hạch bạch huyết trước và cạnh khí quản

V. PHẾ QUẢN:
   - Gồm phế quản gốc phải và phế quản gốc trái được tách ra từ khí quản ở ngang mức đốt sống ngực D4- 5.
   -Tạo với nhau một góc 70 độ: phế quản gốc phải ngắn hơn, to hơn và dốc hơnphế quản gốc trái --> di vật dễ vào phế quản gốc (P).
1.Cây phế quản:

Toàn bộ phế quản gốc và sự phân chiacủa nó tới tận phế nang gọi là cây phế quản:
   - Phế quản gốc phải và trái gọi làphế quản cấp I đi đến rốn phổi thì phân thành phế quản cấp II (Phế quản thùy ) chui vào trong các thuỳ phổi -->Phế quản phân thùy-->Tiếp tục chia nhỏ thành các nhánh nhỏ hơn các sụn cũng thưa dần đến khi không còn và trở thành các tiểu phế quản trên tiểu thùy-->chia nhỏ tiếp thànhtiểu phế quản tiểu thùy( phế quản tiểu thùy) --> tiểu phế quản-->tiểu phế quản tận cùng--> vào trong tiểu thùy thì chia thành các tiểu phế quản hô hấp-->ống phế nang-->các túi phế nang--> phế nang.

- Như vậy: Cây phế quản khi chia đến phế quản phân thùy thì tiếp tục chia thành các phế quản nhỏ hơn, rồi tới các tiểu phế quản (khoảng thế hệ thứ 10). Thế hệ thứ 16 là tiểu phế quản tận cùng. Các thế hệ 17, 18, 19 là cáctiểu phế quản hô hấp (từ thế hệ 17 trở đi, trên đường dẫn khí đã có các phế nang, thực hiện chức năng trao đổi khí). Thế hệ 20, 21, 22 là ống phế nang.

2. Cụ thể:

Phế quản chính P
(Chia làm 3 phế quản thùy:Trên, giữa, dưới)
Phế quản chính T
(Chia 2 phế quản thùy:Trên, dưới)
  (1) Phế quản thùy trên: Dài 1cm tách vuông góc với phế quản gốc,chia tiếp thành 3 phế quản phân thùy:
          + Phế quản phân thùy đỉnh
          + Phế quản phân thùy sau
          + Phế quản phân thùy trước
   (2) Phế quản thùy giữa: dài khoảng 2cm chia làm 2 phế quản phân thùy:
          + Phế quản phân thùy bên
          + Phế quản phân thùy giữa
   (3) Phế quản thùy dưới: Tách 5 phế quản phân thùy:
          + Phế quản phân thùy trên
          + Phế quản phân thùy đáy giữa
          + Phế quản phân thùy đáy trước
          + Phế quản phân thùy đáy bên
          + Phế quản phân thùy đáy sau

   (1) Phế quản thùy trên: dài 1,5-2cm tách thành 2 nhánh:
    Nhánh trên đi vào đỉnh phổi: tách thành:         
           Phế quản phân thùy đỉnh sau
           Phế quản phân thùy trước
    Nhánh dưới đi vào lưỡi phổi trái:
           Phế quản phân thùy lưỡi trên
           Phế quản phân thùy lưỡi dưới
   (2) Phế quản thùy dưới: cũng mang tên 5 phế quản phân thùy của phế quản thùy dưới(P)


3.Cấu tạo của thành phế quản:
   - Cũng giống như khí quản.Gồm 4 lớp:
       + Lớp sụn sợi (không có ở tiểu phế quản hô hấp)
       + Lớp cơ trơn (xếp thành thớ ngang khi co thắt đột ngột gây khó thở)
       + Lớp dưới niêm mạc
       + Lớp niêm mạc:Biểu mô hô hấp, có thể có TB Clara
      
                             Lớp đệm: MLK thưa



VI.PHỔI:
   - Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
   - Phổi có tính chất đàn hồi, xốp và mềm nên có thể thay đổi theo lượng khí chứa bên trong.
   - Tỷ trọng của phổi nhẹ hơn nước.
   - Hai phổi phải và trái nằm trong lồng ngực, cách nhau bởi trung thất.
   - Phổi phải và phổi trái không giống nhau về hình thể và kích thước: phổi phảingắn và rộng hơnphổi trái dài và hẹp hơn. 
   - Dung tích bình quân của phổi khoảng 4500-5000ml.
I. Hình thể ngoài:
   - Phổi có dạng một nửa hình nón, được treo trong khoang màng phổi bởi cuống phổi và dây chằng phổi.
   - Phổi có 3 mặt, một đỉnh, một đáy và cách nhau bởi 2 bờ.



1. Các mặt của phổi:
   - Mặt ngoài (mặt sườn): lồi và nhẵn, áp vào mặt trong thành ngực có các ấn của xương sườn.
   - Mặt trong (mặt trung thất):hơi lõm, gồm hai phần:
           + Phần sau liên quan với cột sống gọi là phần cột sống.
           + Phần trước quây lấy các tạng trong trung thất, gọi là phần trung thất. Ở phổi phải, có một chỗ lõm gọi là ấn tim; còn phổi trái, có một hố sâu gọi là hố tim.
           + Giữa mặt trong của hai phổi, có rốn phổi hình vợt, cán vợt quay xuống dướicó các thành phần của cuống phổi đi qua như: phế quản chính, động mạch phổi, hai tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, các dây thần kinh và hạch bạch huyết Lá tạng màng phổi bọc mặt trung thất tới rốn phổi thì quặt vào bọc cuống phổi và lật ra liên tiếp với lá thành kéo dài xuống tạo nên dây chằng phổi.
           Ở rốn phổi phả: động mạch phổi nằm trước phế quản chính
           + Ở phổi trái động mạch nằm trên phế quản chính. Hai tĩnh mạch phổi nằm trước và dưới phế quản chính.


           Phía sau rốn phổi có rãnh TM đơn và ấn thực quản ở phổi (P) và rãnhĐMC ở phổi (T)

           Phía trên rốn phổi có rãnh động mạch dưới đòn và rãnh thân tĩnh mạch cánh tay đầu.
   Mặt hoành(Đáy phổi): Hướng về phía cơ hoành có các vết lõm tương ứng với vòm hoành phải và trái.
   Ngoài ra còn mặt gian thùy: Mặt các thùy phổi áp vào nhau.
2. Các bờ của phổi:
   - Bờ trước: Nằm ở phía trước ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất
   - Bờ dưới: Vây quanh mặt hoành gồm 2 phần: một là giữa mặt sườn với mặt hoành,
                                                                                hai là mặt hoành với mặt trung thất.
3. Đỉnh phổi
   - Nhô lên khỏi lỗ trên của lồng ngực.
   - ĐM dưới đòn chạy vắt ngang trước đỉnh phổi và ở sau đỉnh màng phổi là hạch giao cảm cổ ngực.
   Phía sau, đỉnh phổi ngang mức đầu sauxương sườn I.     
   Phía trước, đỉnh phổi cao hơn phần trong xương đòn khoảng 3cm.
4. Đáy phổi
   - Nằm áp sát lên vòm hoành và qua vòm hoành liên quan với các tạng của ổ bụng, đặc biệt là với gan.

5. Các thuỳ của phổi: Trên mặt phổi có các rãnh ăn sâu chia phổi ra thành các thuỳ

   - Phổi trái có một rãnh (khe) chếch từ trên xuống dưới từ sau ra trước (đi qua cả 3 mặt phổi) chia nó ra làm hai thuỳ: trên và dưới. Thùy trên phổi trái có 2 vùng: vùng đỉnh và vùng lưỡi.
   - Phổi phải cũng có một khe chạy giống như phổi trái (khe chếch) và một khe chạy ngang từ giữa của khe này ra trước dọc bờ sụn sườn VI (khe ngang-Ngắn hơn chỉ thấy mặt sườn và trung thất) chia phổi phải ra 3 thuỳ: trên giữa và dưới

Tóm lại:
Đặc điểm chung của hai phổi:
   - Áp sát mặt trong lồng ngực, có vết ấn của các xương sườn.
   - Có khe chếch chạy từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thùy phổi. Mặt các thùy phổi áp vào nhau gọi là mặt gian thùy.
   - Trên bề mặt phổi có các diện hình đa giác to, nhỏ khác nhau; đó là đáy của các tiểu thuỳ phổi là đơn vị cơ sở của phổi.
Đặc điểm riêng của từng phổi
   - Phổi phải có thêm khe ngang, tách từ khe chếch, ngang mức gian sườn 4, nên phổi phải có ba thuỳ: trên, giữa và dưới.
   - Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ: trên và dưới. Ở phía  trước dưới thuỳ trên, có một mẫu phổi lồi ra goi là lưỡi của phổi trái, ứng với phần thuỳ giữa của phổi phải.

II. Sự phân chia của động mạch phổi
1. Thân động mạch phổi
   - Thân động mạch phổi bắt đầu đi từ tâm thất phải lên trên, sang trái và ra sau. Khi tới bờ sau quai động mạch chủ thì chia thành động mạch phổi phải và động mạch phổi trái.
a. Động mạch phổi phải
   - Đi ngang sang phải, chui vào rốn phổi phải ở trước phế quản chính, rồi ra phía ngoài và cuối cùng ở sau phế quản.
   - Động mạch phổi phải cho các nhánh bên có tên gọi tương ứng với các thùy hoặc phân thuỳ mà nó cấp máu.
b. Động mạch phổi trái
   - Ngắn và nhỏ hơn động mạch phổi phải, đi chếch lên trên sang tráibắt chéomặt trước phế quản chính trái, chui vào rốn phổi ở phía trên phế quản thuỳ trên trái.
   - Động mạch phổi trái cũng cho các nhánh bên tương tự động mạch phổi phải, nhưng cũng có một vài điểm khác biệt:
          + Chỉ có một nhánh sau của thùy trên.
          + Nhánh ứng thùy giữa gọi là nhánh lưỡi, chia làm 2 là nhánh lưỡi trên và dưới.
III. Sự phân chia của tĩnh mạch phổi
   - Hệ thống lưới mao mạch phế nang đổ vào tĩnh mạch quanh tiểu thùy, rồi tiếp tục thành những thân lớn dần cho tới các tĩnh mạch gian gian tiểu  thùy ,...và cuối cùng họp thành hai tĩnh mạch phổi ở mỗi bên phổi, dẫn máu giàu ôxy đổ về tâm nhĩ trái. Hệ thống tĩnh mạch phổi không có van.
   - Ngoài các tĩnh mạch đi trong các đơn vị phổi như động mạch, các tĩnh mạch phổi thường đi ở chu vi hoặc ranh giới giữa các đơn vị phổi.
   - Hai TM phổi phải trên và trái trên nhận khoảng 4 hoặc 5 tĩnh mạch ở thuỳ trên (và giữa).
   - Hai tĩnh mạch phổi phải dưới và trái dưới nhận toàn bộ các tĩnh mạch của thuỳ dưới.
  --> Hệ Động tĩnh mạch phổi chủ yếu tham gia chức năng trao đổi khí mà rất ít dinh dưỡng.
IV. Động mạch và tĩnh mạch phế quản

   - Là thành phần dinh dưỡng của phổi.
   - Động mạch phế quản nhỏ, là nhánh bên của động mạch chủ. Thường có một động mạch bên phải và hai ở bên trái.
   - Tĩnh mạch phế quản đổ vào các tĩnh mạch đơn, một số nhánh nhỏ đổ vào tĩnh mạch phổi.
V. Bạch huyết
   - Gồm nhiều mạch bạch huyết chạy trong nhu mô phổi, đổ vào các hạch bạch huyết phổi, cuối cùng đổ vào các hạch khí quản trên và dưới ở chổ chia đôi của khí quản.
VI. Thần kinh
   - Hệ thần kinh giao cảm: xuất phát từ đám rối phổi.
   - Hệ phó giao cảm: các nhánh của dây thần kinh lang thang.


1. Đối chiếu của phổi trên lồng ngực
   - Đỉnh phổi: đầu sau xương sườn I, phía trước trên trong xương đòn khoảng 3 cm.
   - Bờ trước: sát đường giữa, từ đỉnh phổi tới đầu trong sụn sườn VI ở bên (P). Bên (T) có khuyết tim nên tới đầu trong sụn sườn IV thì vòng ra ngoài.
   - Bờ dưới: Đoạn cong đi từ đầu trong sụn sườn VI qua khoang gian sườn VII ở đường nách và tới cột sống ở đầu sau xương sườn XI.
   - Các khe : đầu sau khe chếch ngang mức đầu sau khoang gian sườn II, khe ngang tách từ khe chếch ngang mức khoang gian sườn IV ở đường nách và đầu trước ngang mức sụn sườn IV.
2. Đối chiếu màng phổi lên thành ngực
   - Đỉnh màng phổi : tương ứng như đỉnh phổi
   - Ngách sườn trung thất : giống như bờ trước phổi trừ ở phần dưới bên trái thì gần đường giữa hỏm khuyết tim của bờ trước phổi trái.
   - Ngách sườn hoành : thấp hơn bờ dưới phổi, nằm ngang mức xương sườn X ở đường nách giữa, xương sườn XI ở cách đường giữa sau 10 cm, tận hết ở khoang gian N12 và L1.

VIII. PHẾ NANG (Phần trao đổi khí)

Y khoa Club

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

This Blog is protected by DMCA.com

Online English Test
Series Cases of Gray' s anatomy (14th)

Dược lý - Dược lâm sàng

Bài giảng Tim mạch

Popular Posts

Blog Archive