22/7/19

SINH LÝ TUYẾN GIÁP
Tải bản PDF đầy đủ: Tải về
Tài Liệu tham khảo:

A. GIẢI PHẪU: Đọc thêm
I. Đại cương
   - Tuyến giáp tiết 2 hormon chính:  thyroxine(T4) và triiodothyronine (T3)
   - Cả 2 hormon này làm tăng chuyển hóa chấtcủa cơ thể. Thiếu hụt hoàn toàn hormon tuyến giáp thường làm cho chuyển hóa cơ sở giảm 40-50% dưới mức bình thường, và bài tiết tuyến giáp quá mức có thể tăng chuyển hóa cơ sở tới60%-100% trên mức bình thường.
   - Bài tiết tuyến giáp được kiểm soát chủ yếu bởi thyroid- stimulating hormone (TSH) - được tiết bởi tuyến yên.
   - Tuyến giáp cũng tiết calcitonin, một hormon liên quan đến chuyển hóa calci do tế bào cạnh nang giáp tiết (tế bào C).



II. Tổng hợp và bài tiết hormon tuyến giáp
   - Tuyến giáp gồm số lượng lớn nang kín ( đường kính khoảng 100-300 micromet ) chứa đầy chất bài tiết (cất keo) và được lót bằng lớp tế bào biểu mô lát đơn (vuông đơn hoặc trụ đơn) và tiết hormon vào lòng nangThành phần chính của chất keo là lượng lớn glycoprotein Thyroglobulin ( trong đó chứa hormon tuyến giáp).
   - Hormon trong nang trước khi có thể hoạt động trong cơ thể nó phải đượchấp thu qua tế bào biểu mô nang vào máu.    - Khoảng 93% là thyroxine (T4) và 7% là triiodothyronine (T3). Tuy nhiên, hầu hết tất cả hormon tuyến giáp được chuyển hóa cuối cùng thành triiodothyronine (T3) ở trong mô.
   - Chức năng của 2 hormon này giống nhau, nhưng khác nhau về vận tốc hoạt động và mức độ hoạt động Triiodothyronine (T3) mạnh khoảng 4 lần so với thyroxine (T4), nhưng nó tồn tại trong máu với lượng nhỏ hơn nhiều và thời gian ngắn hớn nhiều so với thyroxine (T4).
 Vai trò của iod trong tổng hơp hormon giáp
   - Để duy trì tổng hợp hormon giáp cần thiêt cho cơ thể ,cẩn khoảng 50 mg/năm iod hấp thu vào dưới dạng idodua, hoặc khoảng 1 mg/tuần. Để ngăn tình trạng thiếu iod, trong muối ăn thường được trộn thêm một lượng iod với tỷ lệ NaI/NaCl là 1/100.000.
   - Iod của thức ăn được hấp thu từ đường tiêu hóa vào máu tương tự như cloruahầu hết iodua nhanh chóng được đào thải qua thận, chỉ khoảng 1/5 từ tuần hoàn vào tuyến giáp và được sử dụng để tổng hợp hormon tuyến giáp.
1. Bơm iod- (Bẩy iod)
   - Giai đoạn đầu hình thành hormon tuyến giáp là vận chuyện iod từ máu vào các tế bào tuyến giáp và các nang giáp. Màng đáy của tế bào tuyến giáp có khả năng đặc biệt để bơm iod tích cực vào trong tế bào.
   - Bơm này đồng vận chuyển 1 ion iod với 2 ion natri qua màng đáy vào trong tế bào. Năng lượng để vận chuyển iod chống lại gradient nồng độ do bơm Na+/K+ATPase tạo nên (bơm 3Na+ ra và 2K+ vào). 
   - Quá trình tập chung iod trong tế bào gọi là bẫy iod. Bình thường, bơm iod duy trì nồng độ trong tuyến gấp khoảng 30 lần nồng độ trong máu. Khi tuyến giáp hoạt động đến mức cực đại, tỷ lệ nồng độ này có thể 250 lần.
   - Tỷ lệ bẫy iod của tuyến giáp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là nồng độ TSH (kích thích). 
   - Iod được vận chuyển từ tế bào tuyến giáp vào lòng nang giáp qua màng đỉnh bởi phân tử vận chuyển clo-iod ngược chiều là pendrin.
   - Các tế bào biểu mô tuyến giáp cũng tiết vào lòng ống thyroglobulin chứa cácacid amin tyrosin.
   - Mạng lưới nội chất và tế bào Golgi tổng hợp và chế tiết vào các nang một lượng lớn phân tử thyroglobulin (Mỗi phân tử thyroglobulin chứa khoảng 70 acid amin tyrosin ban đầu chưa gắn với iod)
   - Acid amin tyrosin sau khi chế tiết ra ngoài tế bào tuyến giáp qua màng đỉnh sẽ kết hợp với iod để tạo thành hormon giáp --> Như vậy: các hormon tuyến giáp nằm trong phân tử thyroglobulinvà được lưu trữ trong lòng nang giáp.

2. Oxy hoá ion iodua thành dạng oxy hoá của iod nguyên tử
   - Bước quan trọng đầu tiên trong sản xuất hormon tuyến giáp là chuyển ion iodua sang dạng oxy hóa của iod nguyên tử, đó là iod mới sinh (I0) hoặc I - :những dạng này có khả năng gắn trực tiếp với tyrosin.
   - Phản ứng oxy hóa của ion iodua được thúc đẩy nhờ enzym peroxidase được phân bố ở phần chóp của màng tế bào hoặc trong tế bào chất, do vậy cung cấp iod oxy hóa ngay khi các phân tử thyroglobulin sinh ra từ bộ máy Golgi và đi qua màng tế bào và dự trữ trong chất keo tuyến giáp.
( Khi hệ thống peroxidase bị ức chế hoặc thiếu perosidase bẩm sinh, thì tỷ lệ tạo hormon giáp bằng không)
 
3. Gắn iod nguyên tử ở dạng oxy hoá vào tyrosin để tạo thành hormon dưới dạng gắn với thyroglobulin
   Iod oxy hóa ( ở dạng phân tử) sẽ gắn trực tiếp với tyrosin với tốc độ chậm.Tuy nhiên nhờ enzym peroxidase làm cho quá trình này xảy ra trong vài giây hoặc vài phút.
   - Khoảng 1/6 tyrosine trong phân tử thyroglobulin gắn kết với iod:
          + Đầu tiên tyrosine kết hợp với iod hình thành monoiodotyrosine (MIT)và sau đó là diiodotyrosine (DIT).          + Hai phân tử diiodotyrosine (DIT) kết hợp với nhau tạo thành  thyroxine (T4)
          + Hoặc một phân tử monoiodotyrosine (MIT) kết cặp diiodotyrosine(DIT)  khác để tạo thành triiodothyronine (T3).
   - Khi này thyroxine gắn iod vẫn là một phần của phân tử thyroglobulin.
   - Ngoài ra còn lượng nhỏ reverse T3 (RT3) hình thành do kết hợp củadiiodotyrosine (DIT) với monoiodotyrosine (MIT), nhưng RT3 không biểu hiện chức năng quan trọng ở người.

Dự trữ Thyroglobulin
   - Tuyến giáp khác với tuyến nội tiết khác, nó có khả năng chứa một lượng lớn hormon. Sau khi tổng hợp hormon tuyến giáp , mỗi phân tử thyroglobulin chứa tới 30 phân tử thyrosine và một ít triiodothyronine được chứa trong các nang có khả năng duy trì tình trạng hormon bình thường từ 2-3 tháng. Do đó,khi dừng tổng hợp hormon tuyến giáp, ta vẫn chưa quan sát được các triệu chứng trong vài tháng.
 4. Giải phóng hormon tuyến giáp vào máu
   - Hầu hết thyroglobulin không được bài tiết vào tuần hoàn máuthay vào đó là thyroxine và triiodothyronine tách ra từ phân tử thyroglobulin .
   - Quá trình này xảy ra như sau:
           + Phần màng đỉnh tế bào tuyến giáp đưa ra chân giả bọc lấy dịch keo trong túi tuyến hình thành bọng kiểu ẩm bào để đưa vào tế bào tuyến giáp.
           + Sau đó lysosomes trong tế bào chất ngay lập tức hợp với các bọng này hình thành bọng tiêu hóa (chứa enzym tiêu hóa từ lysosome trộn với chất).
           + Các enzuym làm biến đổi phân tử thyroglobulin và giải phóng thyroxine và triiodothyronine dưới dạng tự do, sau đó nó khuếch tán qua màng đáy tế bào vào các mao mạch xung quanh và vào máu.
   - Khoảng 3/4 tyrosine được iod hóa  trong thyroglobulin không bao giờ biến đổi thành hormon tuyến giáp nhưng vẫn còn monoiodotyrosine và diiodotyrosine và chúng cũng được giải thoát từ phân tử thyroglobulin. Tuy nhiên chúng không được bài tiết vào máu. Thay vào đó, chúng được phân tách bởi enzym deiodinase để giải phóng iod và gần như tất cả iod này có thể được tái sử dụng trong tuyến giáp.
Trong trường hợp thiếu enzym deiodinae bẩm sinh, nhiều người rơi vào tình trạng thiếu hụt iod do không xảy ra chu trình tái sử dụng ido này).
   - Khoảng 93% hormon tuyến giáp được bài tiết từ tuyến giáp thường làthyroxine (T4)và chỉ 7% là triiodothyronine (T3). Tuy nhiên trong vài ngày sau đó, khoảng một nửa thyrosine dần chuyển sang dạng không kết hợp với iod(deiodinated) để tạo thành triiodothyronine Do đó, hormon cuối cùng đượcgiải phóng và sử dụng trong mô chủ yếu là triiodothyronine (T3).
III. Vận chuyển Thyroxine (T4)  và triiodothyronine ( T3) tới các mô
   - Khi vào máu, hơn 99% thyroxine và triiodothyronine ngay lập tức kết hợp với protein huyết tương- chủ yếu với globulin (tổng hợp từ gan).
    - Do ái lực cao với protein huyết tương:
           + Thyrosie được giải phóng vào tế vào chậmmột nửa được giải phóng vào các mô tế bào khoảng 6 ngày
           + Trong khi đó một nửa triiodothyronine - do ái lực thấp hơn -  được giải phóng vào tế bào khoảng 1 ngày   - Khi vào các tế bào mô: chúng lại gắn với các protein trong tế bào ( sự gắn kết với thyroxine mạnh hơn so vớitriiodothyronine)  --> trong các tế bào đích lại được dự trữ lần nữa và dùng từ từ trong vài ngày hoặc vài tuần.
   - Hormones tuyến giáp có khởi phát chậm và hoạt động kéo dài :
          + Thyroxine có một giai đoạn tiềm tàng 2-3 ngày trước khi bắt đầu tác dụng và nó tăng dần và đạt tối đa trong vòng 10-12 ngày. Sau đó giảm một nửa khoảng 15 ngày. Một số ảnh hưởng kéo dài 6 tuần tới 12 tháng.
          + Triiodothyronine xảy ra nhanh gấp khoảng 4 lần: với chu kỳ tiềm tàng ngắn 6 -12 giờ và hoạt động tế bào cực đại trong khoảng 2-3 ngày.   --> Hầu hết chu kỳ tiềm tàng và phát huy tác dụng của hormon có thể do gắn với protein cả trong huyết tương và trong tế bào mô,và bởi bài tiết chậm sau đó.
IV. Chức năng sinh lý của hormon tuyến giáp
   - Hầu hết Thyroxine (T4) được bài tiết tách một iod biến đổi thành Triiodothyronine (T3) trước khi quyết định các gen tăng phiên mã. 


   - Các recepter hormon tuyến giáp trong tế bào có ái lực cao với T3 --> hơn90% các phân tử hormon tuyến giáp gắn với các recepter là T3.
    (1) Trong nhân: hormon tuyến giáp hoạt hóa reecepter trong nhân và bắt đầu quá trình phiên mã. Tạo ra một lượng lớn các enzym protein, protein cấu trúc, protein vận chuyển và chất khác được tổng hợp --> kết quả đều làm tăng hoạt động chức năng trong cơ thể.


     (2) Ngoài nhân: (tác dụng độc lập với phiên mã gen trong nhân) Vị trí tác dụng có thể ở màng tế bào, tế bào chất, và có thể ở một số bào quan như ty thể. Hoạt động ngoài nhân của hormon tuyến giáp bao gồm: Điều chỉnh củakênh ion
                                                 Oxy hóa phosphoryl
                                                 Xuất hiện liên quan tới hoạt động vận chuyển thứ phát trong tế bào như là cyclic adenosine monophosphate (cAMP)
                                                 Dòng thác tín hiệu protein kinase.
1. Tăng chuyển hóa tế bào
   - Hormon tuyến giáp tăng hoạt động chuyển hóa ở hầu hết tất cả các mô trong cơ thể. Mức chuyển hóa cơ sở có thể tăng từ 60-100% trên mức bình thường nếu được bài tiết nhiều:
(1) Hormn tuyến giáp tăng số lượng, kích thước và hoạt động của các ty thể(Mitochondria). Hơn nữa, tổng diện tích bề mặt ty thể hầu như tăng gần tương ứng với mức chuyển hóa của toàn bộ cơ thể.
          +  Hoạt động của thyroxine có thể chỉ đơn giản tăng số lượng và hoạt động ty thể --> do đó làm tăng tốc độ hình thành ATP để cung cấp năng lượng cho tế bào. Tuy nhiên, cũng có thể do tăng hoạt động của tế bào làm tăng số lượng và hoạt động của ty thể.
(2) Hormon tuyến giáp tăng vận chuyển ion qua màng tế bào. Kênh Na-K-ATPase làm tăng hoạt động vận chuyển Natri và Kali qua màng tế bào của một số mô. Do quá trình này sử dụng năng lượng và sinh nhiệt trong cơ thể, có thể được coi là một trong các cơ chế làm tăng trao đổi chất của cơ thể.
           + Trong thực tế, hormon tuyến giáp cũng làm cho màng của hầu hết tế bàorò rỉ ion natri hơn nữa là tăng hoạt động của bơm natri và tăng sinh nhiệt.
   - Bởi vì hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hóa của hầu hết các tế bào của cơ thể nên quá nhiều hormon có thể tăng mức độ chuyển hóa cơ sở từ 60-100 %trên mức bình thường. Ngược lại, khi hormon không được sản xuất, mức chuyển hóa cơ sở giảm xuống bằng một nửa bình thường.
2. Ảnh hưởng của hormon tuyến giáp lên sự phát triển:
   - Hormon tuyến giáp có cả tác động chung và riêng lên sự phát triển.
   - Ở những trẻ nhược năng tuyến giáp, phát triển cơ thể sẽ chậm lại. Ở những trẻ ưu năng tuyến giáp thường xảy ra phát triển xương quá mức, làm cho trẻ có chiều cao hơn so với tuổi. Tuy nhiên, do trưởng thành nhanh hơn và cốt hóa sớm hơn nên thời kỳ trưởng thành của trẻ ngắn lại và nó có chiều cao của người trưởng thành sớm hơn.
   - Ảnh hưởng quan trọng của hormon tuyến giáp là thúc đẩy trưởng thành và phát triển của não trong thời kỳ bào thai và những năm đầu sau sinh. Nếu lượng hormon tuyến giáp không được bài tiết đủ trong thời kỳ bào thai thì sự phát triển và trưởng thành của não trước và sau sinh sẽ chậm lại, não sẽ nhỏ hơn bình thường. Nếu không được điều trị bằng liệu pháp hormon thích hợp sẽ có thể phải sống trong tình trạng thiểu năng trí tuệ suốt cuộc đời.
3. Ảnh hưởng lên chuyển hóa các chất
(1) Tác dụng lên chuyển hóa carbohydrate:
   - Hormon tuyến giáp kích thích tất cả các yếu tố liên quan chuyển hóa carbohydrate bao gồm:    
         + Tăng khả năng thu nhận glucose tế bào
         + Tăng phân giải glycogen
         + Tăng tạo đường mới
         + Tăng hấp thu vào ống tiêu hóa.
     --> Chính sự tăng này kéo theo tăng bài tiết insulin để làm giảm glucose máu.
(2) Tác dụng lên chuyển hóa chất béo:
   - Chất béo được huy động nhanh chóng từ các mô mỡ, làm giảm chất béo dự trữ trong cơ thể tới mức lớn hơn bất kỳ mô khác.
   - Huy động lipid từ mô mỡ cũng tăng acid béo tự do trong huyết tương và cũng tăng cường oxy hóa acid béo trong tế bào.
   - Tác dụng lên mỡ trong máu và trong gan:
             + Tăng hormon tuyến giáp làm giảm nồng độ cholesterol, phospholipids, và triglycerides trong huyết tương, mặc dù nó làm tăng acid béo tự do. Một trong những cơ chế là tăng bài tiết cholesterol qua đường mật và kết quả mất theo phân. Một cơ chế khác là tăng số lượng recepter gắn đặc hiệu với protein tỷ trọng thấp trên tế bào gan, làm loại bỏ nhanh chóng cholesterol vào trong lipoprotein .
             + Ngược lại giảm tiết hormon tuyến giáp nhiều làm tăng nồng độ cholesterol, phosholipid và triglycerid trong huyết tương và lắng động quá mức chất béo trong gan. Tăng nồng độ cholesterol máu kéo dài do nhược năng tuyến giáp thường liên quan với xơ vữa động mạch nặng.
(3) Tăng nhu cầu vitamin:
   - Do hormon tuyến giáp làm tăng rất nhiều enzym của cơ thể và các vitamin là cần thiết
cho các enzym hoặc coenzym
, nên hormon tuyến giáp làm tăng nhu cầu các vitamin.
5. Ảnh hưởng đến các vấn đề khác
(1) Giảm trọng lượng cơ thể:
   - Tăng một lượng lớn hormon tuyến giáp hầu hết luôn giảm trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, tác dụng này không luôn luôn xảy ra bởi hormon giáp cũng làm tăng sự ngon miệng, có thể cân bằng với mức độ chuyển hóa.
   - Giảm một lượng lớn hormon giáp cũng có thể tăng hoặc giảm trọng lượng cơ thể.
(2) Tăng dòng máu và lưu lượng tim:
   - Tăng chuyển hóa ở mô làm cho mức sử dụng oxy nhiều hơn bình thường vàgiải phóng các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng từ mô nhiều hơn bình thường--> gây ra giãn mạch ở hầu hết các mô của cơ thể, vì vậy làm tăng tuần hoàn máu. Nhu cầu thải nhiệt từ cơ thể tăng lên làm tỉ lệ dòng máu ở da đặc biệt cũng tăng. Kết quả là khi lượng máu tăng thì lưu lượng tim cũng tăng:  có khi tăng lên 60% hoặc hơn so với bình thường khi có quá nhiều hormon tuyến giáp và trong nhược giáp thì nó có thể giảm xuống chỉ còn 50% bình thường.
(3) Tăng nhịp tim: Hormon tuyến giáp có tác dụng tăng nhịp tim rõ hơn là tăng lưu lượng tim. Nhịp tim là 1 dấu hiệu hay dùng để đánh giá sự bài tiết hormon giáp là quá mức hay giảm đi. Nguyên nhân được giải thích có thể do: 
        (1) Do cơ thể 
        (2) Tế bào cơ tim tăng số lượng các recepter nhạy cảm với các catecholamin ( Trong khi lượng catecholamin của cơ thể bài tiết không đổi).
(4) Tăng sức co bóp của tim: Tác dụng này tương tự như tăng sức co bóp của tim khi sốt nhẹ và khi tập luyện. Tuy nhiên khi hormon giáp tăng lên rõ rệt, sức co bóp cơ tim giảm đi bởi tăng thoái hóa protein dài ngày và có thể dẫn đến suy tim về sau.
(5) Huyết áp bình thường: Huyết áp trung bình thường vẫn bình thường,với áp lực tâm thu tăng lên 10-15 mmHg trong cường giáp và áp lực tâm trương giảm tương ứng.
(6) Tăng hô hấp: Tăng mức chuyển hóa, tăng sử dụng oxy và hình thành carbon dioxide, những tác dụng này kích thích mọi cơ chế mà làm tăng tần số và cường độ hô hấp.
(7) Tăng nhu động đường tiêu hóa: Tăng sự ngon miệng và thức ăn ,vừa tăng tiết dịch tiêu hóa, vừa làm tăng nhu động đường tiêu hóa. Vì vậy cường giáp thường dẫn đến tiêu chảy, trong khi thiếu hụt hormon giáp có thể gây táo bón.
(8) Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương:
   - Hormon tuyến giáp làm quá trình hoạt động của não tăng: rất dễ kích thích và có khuynh hướng rối loạn thần kinh chức năng, như là lo lắng quá mức, hoang tưởng. Ngược lại, thiếu hụt hormon tuyến giáp làm giảm nhanh hoạt động của não.
(9) Ảnh hưởng lên chức năng cơ:
   - Tăng nhẹ hormon tuyến giáp thường làm cơ tăng phản ứng, nhưng khi lượng hormon được bài tiết quá nhiềucơ trở nên yếu vì tăng thoái hóa protein của cơ.
   - Mặt khác nếu thiếu hormon giáp cơ trở nên chậm chạp nhất là giãn ra chậm sau khi co. 
(10) Run cơ:
   - Một trong những dấu hiệu đặc trưng của ưu năng tuyến giáp là run cơ (biên độ nhỏ, tần số nhanh 10-15 lần /giây- khác trong bệnh Parkinson biên độ lớn, tần số chậm).
   - Kiểu run cơ này được cho rằng là do tăng hoạt hóa các synap thần kinh ở vùng tủy sống điều hòa trương lực cơ.
   - Run là một dấu hiêu quan trọng để đánh giá mức độ tác dụng của hormon tuyến giáp đối với hệ thần kinh trung ương.
(11) Ảnh huởng đến giấc ngủ:  Bởi tác dụng của hormon giáp lên hệ thống cơ và hệ thần kinh trung ương, một người cường giáp thường có cảm giác mệt mỏi liên tục, nhưng bởi tác dụng dễ kích thích của hormon giáp lên synap nên gây khó ngủ. Ngược lại, trạng thái ngủ gà là đặc trưng của nhược giáp, có khi ngủ 12 -14 tiếng/1 ngày.
(12) Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác:
   - Tăng hormon giáp làm tăng mức độ bài tiết của một vài tuyến nội tiết khác, mà còn tăng nhu cầu hormon của mô.Ví dụ:
            + Tăng tiết thyroxine tăng mức độ chuyển hóa glucose ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể và vì thế gây ra tăng bài tiết insulin tương ứng bởi tụy.
            + Hormon giáp làm tăng nhiều hoạt động chuyển hóa liên quan đến hình thành xương và hệ quả là tăng hormon cận giáp.
            + Hormon tuyến giáp cũng tăng glucocorticoids của tuyến thượng thận.
(13) Tác dụng của hormon giáp lên chức năng sinh dục:
   - Để chức năng sinh dục bình thường, bài tiết của tuyến giáp cần trong khoảng bình thường. Ở nam giới: thiếu hormon giáp có thể mất dục tính, bài tiết quá nhiều hormon thỉnh thoảng gây ra bất lực.
   - Ở phụ nữ: thiếu hormon giáp thường gây ra băng kinh, đa kinh, đôi khi có thể kinh nguyệt không đều và thậm chí là vô kinh. Cường giáp: thường gặp kinh thưa và đôi khi xảy ra vô kinh.
   - Suy giáp dẫn đến giảm mạnh ham muốn tình dục cả nam và nữ.
   - Hoạt động của hormon giáp lên các tuyến sinh dục không thể xác định được chức năng rõ ràng nhưng có lẽ là kết quả của một sự kết hợp tác dụng chuyển hóa trực tiếp lên tuyến sinh dục, cũng như tác dụng feedback kích thích hoặc ức chế thông qua hormon thùy trước tuyến yên mà kiểm soát chức năng sinh dục
 V. Sự Điều hòa hormon tuyến giáp
   - Để đạt được mức độ bài tiết lý tưởng, cơ chế feedback thông qua vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên kiểm soát tốc độ bài tiết của tuyến giáp rất quan trọng.
1. Cơ chế điều hòa tại thùy trước tuyến yên - qua hormon TSH
   - TSH (thyrotropin) là một hormon thùy trước tuyến yên, nó là một glycoprotein làm tăng bài tiết T3 và T4 của tuyến giáp. Nó có tác dụng rõ ràng lên tuyến giáp như sau:
           (1) Tăng phân giải protein của thyroglobulin được dự trữ trong nang, giải phóng hormon giáp vào máu và làm giảm chất keo trong lòng nang.
           (2) Tăng hoạt động của các bơm iod: làm tăng mức độ bắt iod trong tế bào tuyến, có khi tăng tỉ lệ giữa nồng độ iod nội bào và ngoại bào trong tuyến gấp 8 lần bình thường.
           (3) Tăng kết hợp iod với tyrosine để hình thành hormon giáp.
           (4) Tăng kích thước và tăng hoạt động bài tiết của các tế bào giáp.
           (5) Tăng số lượng các tế bào giáp cùng với thay đổi tế bào biểu mô trụ.
 -->TSH tăng tất cả các hoạt động bài tiết của tế bào tuyến giáp.Tác dụng sớm quan trọng nhất sau khi tiêm TSH là bắt đầu phân giải protein của thyroglobulin, gây ra tăng T3 và T4 trong máu trong vòng 30 phút. Các tác dụng khác cần đến hàng giờ thậm chí hàng ngày hàng tuần để đạt được đầy đủ.
   - Hầu hết các tác dụng của TSH lên tế bào giáp là kết quả hoạt động của chất truyền tin thứ 2-hệ thống cAMP (AMB vòng) của tế bào (Cơ chế tương tự như chức năng -chất truyên tin thứ 2 của cAMP đối với các mô đích khác của cơ thể):
           + Đầu tiên là sự kết hợp TSH với receptor đặc hiệu trên bề mặt màng tế bào tuyến giáp.    
           + Sự kết hợp này hoạt hóa Adenylyl cyclase ở màng tế bào.
           + Cuối cùng cAMP hoạt động như một chất truyền tin thứ 2 hoạt hóa protein kinase gây ra sự phosphoryl hóa phức tạp cho toàn tế bào. Kết quả là ngay lập tức tăng cả bài tiết hormon giáp và cả phát triển kéo dài của chính mô tuyến giáp.
2. Điều hòa từ vùng dưới đồi-qua hormon TRH
   - Sự bài tiết TSH của thùy trước tuyến yên được kiểm soát bởi hormon vùng dưới đồi thyrotropin – releasing hormone (TRH)  được bài tiết từ tận cùng thần kinh ở vùng lồi giữa vùng dưới đồi.
   - TRH được vận chuyển đến thùy trước tuyến yên thông qua hệ mạch cửa dưới đồi-yên.
   - TRH kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tăng sản xuất TSH.
   - Khi hệ thống mạch cửa từ vùng dưới đồi đến thùy trước tuyến bị chặn, mức độ bài tiết TSH của thùy trước tuyến yên giảm mạnh nhưng không về 0.
   - Cơ chế tác dụng của TRH: đầu tiên là sự kết hợp với receptor TRH của màng tế bào tuyến yên. Sự kết hợp này hoạt hóa một nồng độ gần như hằng địnhhormon tuyến giáp tự do(trong hệ thống truyền tin thứ 2 phospholipase) của tế bào tuyến yên để sản xuất một lượng lớn phospholipase C, tiếp theo là một chuỗi các chất truyền tin thứ 2 khác bao gồm ion Ca và diacyl glycerol, cuối cùng giải phóng TSH.
3. Tác dụng feedback của hormon tuyến giáp làm giảm bài tiết TSH    - Tăng hormon giáp trong dịch cơ thể làm giảm bài tiết TSH bởi thùy trước tuyến yên.
   - Khi mức độ bài tiết hormon giáp tăng 1,75 lần so với bình thường, mức độ bài tiết TSH giảm về tới 0.
   - Hầu như tác dụng feedback này xảy ra thậm chí khi thùy trước tuyến yên tách rời vùng dưới đồi.
   - Vì vậy, có thể thấy tăng hormon giáp ức chế thùy trước tuyến yên bài tiết TSH chủ yếu do tác dụng trực tiếp lên chính thùy trước tuyến yên.
4. Cơ chế tác động của lạnh và các kích thích thần kinh khác lên sự bài tiết TRH và TSH
   - Lạnh là một trong những kích thích được biết đến nhiều nhất làm tăng bài tiết. Tác dụng này gần như chắc chắn là kết quả của sự kích thích trung tâm điều hòa nhiệt ở vùng dưới đồi.
Con người di chuyển tới vùng giá rét (Bắc cực) được biết đến có mức chuyển hóa cơ sở cao hơn 15-20 % so với bình thường.
   - Phản ứng cảm xúc khác nhau cũng có thể ảnh hưởng tới sản xuất TRH và TSH vì thế gián tiếp ảnh hưởng đến bài tiết hormon giáp. Trạng thái kích thích và lo lắng gây kích thích mạnh hệ thần kinh giao cảm gây ra giảm đột ngột bài tiết TSH, có lẽ bởi những trạng thái này làm tăng mức chuyển hóa và nhiệt độ cơ thể vì vậy tác dụng ngược lên trung tâm điều hòa nhiệt.

Y khoa Club

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

This Blog is protected by DMCA.com

Online English Test
Series Cases of Gray' s anatomy (14th)

Dược lý - Dược lâm sàng

Bài giảng Tim mạch

Popular Posts

Blog Archive