27/7/19

CÁC KỸ THUẬT MIỄN DỊCH SỬ DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN VI SINH VẬT

I. Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Phản ứng kết hợp giữa ....A......rõ rệt nhất lúc số phân tử kháng nguyên
.....B......với số phân tử kháng thể A....... B...........

2. Phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể được sử dụng để xác định...A...nếu một trong hai cấu tử .....B......
A............ B..........

3. Hiệu giá ......A........trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với ...B.......
A........ B............

4. Có một số virus có khả năng làm .....A........hồng cầu của một số động vật và phản ứng đó bị ức chế bởi ....B......của virus đặc hiệu .
A......... B...........

5. Bổ thể được tìm thấy trong .....A........của người và động vật và nó có khả năng .......B.......vào phức hợp kháng nguyên - kháng thể .
A............ B...............

6. Trong phòng thí nghiệm người ta thực hiện phản ứng kết hợp bổ thể bằng cách ghép 2 hệ thống phản ứng gồm .....A.......và hệ thống phát hiện gồm.....B......., 1 thành phần tự do là bổ thể.
A............ B...........

7. Kể tên ba loại phản ứng trung hòa :
A......... B.............. C.............

8. Kể tín hai loại phản ứng miễn dịch huỳnh quang: A……. B……..

II. Câu hỏi đúng sai:
1. Trong phản ứng kết hợp bổ thể, nếu kháng nguyên và kháng thể kết hợp đặc hiệu thì tất cả lượng bổ thể sẽ kết hợp vào phức hợp kháng nguyên - kháng thể
2. Phản ứng kết tủa là phản ứng giữa kháng nguyên hòa tan và kháng thể tương ứng.
3. Phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể xãy ra rõ rệt nhất khi lượng kháng thể nhiều hơn lượng kháng nguyên .
4. Phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể rất đặc hiệu .
5. Phản ứng kết hợp giữa độc tố và kháng độc tố là phản ứng ngưng kết.
6. Phản ứng ngưng kết hồng cầu của một số loài virus là một phản ứng đặc hiệu.

III. Câu hỏi 1/5.
1. Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể phụ thuộc vào :
a. cấu taọ hóa học của phân tử kháng nguyên . b. cấu trúc của phân tử kháng nguyên .
c. tính “lạ” của phân tử kháng nguyên . d. cấu trúc bề mặt của kháng nguyên và kháng thể .
e. hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh .

2. Phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể rõ rệt nhất :
a. trong phản ứng kết tủa b. lúc kháng nguyên gặp kháng thể tương ứng.
c. lúc thừa hoặc thiếu kháng nguyên hoặc kháng thể . d. trong phản ứng ngưng kết.
e. lúc số phân tử kháng nguyên tương đương với số phân tử kháng thể .

3. Phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể :
a.là một phản ứng hóa học. b. rất đặc hiệu .
c. chỉ được sử dụng để xác định hiệu giá kháng thể ở trong huyết thanh người.
d. không đặc hiệu . e. chỉ được sử dụng để xác định kháng nguyên nhờ kháng thể đã biết.

4. Một kháng nguyên :
a. có thể phản ứng với bất kỳ kháng thể nào. b. có thể phản ứng với nhiều loại kháng thể
c. chỉ phản ứng với kháng thể do nó kích động tạo thành. d. thường hóa trị hai.
e. chỉ phản ứng với kháng thể tương ứng nếu có sự hiện diện cảu chất điện giải.

5. Phản ứng kết tủa:
a. là phản ứng giữa kháng nguyên hòa tan và kháng thể đối ứng.
b. xẫy ra giữa kháng nguyên hòa tan được hấp phụ lên bề mặt hồng cầu với kháng thể đối ứng.
c. là phản ứng giữa kháng thể hòa tan và kháng nguyên không hòa tan. d.xãy ra giữa vi sinh vật chết với kháng thể đối ứng.
e. xãy ra không cần có sự hiện diện của chất điện giải.

6. Phản ứng kết tủa có thể thực hiện :
a. trên phiến kính . b. ở môi trường lỏng.
c. trên súc vật thí nghiệm. d. ở môi trường gel. e. câu a, và b đúng.

7. Phản ứng khuyếch tán kép :
a. là phản ứng kết tủa ở môi trường lỏng. b. là phản ứng kết tủa thực hiện trên phiến kính.
c. trong đó cả kháng nguyên lẩn kháng thể đều khuếch tán vào nhau và hình thành các đường tủa.
d. trong đó chỉ một mình kháng nguyên hoặc kháng thể khuếch tán.
e. là phản ứng ngưng kết được thực hiện trong ống nghiệm.

8. Phản ứng khuếch tán đơn :
a. là phản ứng khuếch tán gel trong đó chỉ một mình kháng nguyên hoặc kháng thể khuếch tán.
b. là phản ứng Oucheterlony.
c. là phản ứng ngưng tụ các kháng nguyên hữu hình khi có mặt kháng thể đặc hiệu .
d. là phản ứng kết tủa thực hiện trong môi trường lỏng. e. câu a, và b đúng.

9. Các phản ứng kết tủa được thực hiện trong môi trường gel thạch, ví dụ:
a. phản ứng khuyếch tán kép. b. phản ứng khuyếch tán đơn.
c. phản ứng ouchterlony. d. phản ứng Oudin. e. các câu trên đều đúng.

10. Phản ứng ngưng kết:
a. là những phản ứng miễn dịch chỉ xãy ra in vivo. b. chỉ xãy ra khi không có chất điện giải.
c. là phản ứng giữa kháng nguyên hòa tan và kháng thể đối ứng.
d. là phản ứng ngưng tụ các kháng nguyên hữu hình thành từng cụm khi có mặt kháng thể đặc hiệu .
e. xãy ra rõ nhất và nhanh nhất ở pH từ 8-8,2 và ở nhiệt độ 400C.

11. Ngưng kết trực tiếp:
a. là ngưng kết các kháng nguyên hữu hình. b. đọc kết quả sau 5 phút.
c. là ngưng kết các giá đỡ hữu hình có gắn các kháng nguyên hòa tan.
d. là kháng nguyên và kháng thể chỉ ngưng kết khi có sự hiện diện của một nhân tố thứ 3.
e. là phản ứng miễn dịch được thực hiện trong môi trường gel thạch.

12. Phản ứng ngưng kết trên phiến kính :
a. được sử dụng để xác định hiệu giá của huyết thanh . b.sử dụng các kháng nguyên hòa tan.
c. dùng phát hiện các kháng thể chống các kháng nguyên hòa tan.
d. thường được sử dụng để nhận mặt vi khuẩn . e. đọc kết qủa sau 5 phút.

13. Phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm:
a. sủ dụng kháng nguyên hữu hình là vi khuẩn sống. b. thường được sử dụng để nhận mặt vi khuẩn .
c. được sử dụng để xác định hiệu giá kháng thể ở trong huyết thanh .
d. là phản ứng định tính . e. các hạt ngưng kết xuất hiện trong vòng 1 phút.

14. Phản ứng ngưng kết thụ động :
a. trong đó kháng thể sẽ phản ứng với các kháng nguyên có sẵn tự nhiên trên bề mặt hồng cầu.
b. dùng phát hiện các kháng thể chống các kháng nguyên hòa tan bằng cách gắn kháng nguyên vào các hạt trơ.
c. dùng phát hiện các kháng thể chống các kháng nguyên hữu hình ( vi khuẩn , hồng cầu).
d. ở đây kháng nguyên và kháng thể chỉ ngưng kết khi có sự hiện diện của một nhân tố th 3.e. trong đó hiện tượng ngưng kết hồng cầu động vật cuả một số virus bị ức chế bởi kháng huyết thanh của virus .


15. Các loại hạt trơ được dùng làm giá đở để phủ kháng nguyên hòa tan là:
a. hạt bentonit. b. hạt latex. c. hồng cầu người nhóm O.
d. hồng cầu cừu. e. các câu trên đều đúng.
16. Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu.
a. trong đó hồng cầu được dùng làm giá đở để gắn kháng nguyên hòa tan.
b. trong đó khả năng phản ứng với các kháng nguyên có sẵn tự nhiên trên bề mặt hồng cầu của các kháng thể bị ức chế.
c. được sử dụng để chẩn đoán nhiều chứng bệnh virus như cúm,sốt xuất huyết, viêm não nhật bản B,....
d. trong đó khả năng làm ngưng kết hồng cầu của lectin bị ức chế. e. các câu b, c, d đều đúng.
17. Phản ứng kết hợp bổ thể :
a. dương tính lúc có tan máu. b. âm tính lúc không có tan máu.
c. được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai, bệnh virus....
d. được sử dụng để chẩn đoán bệnh lậu, bệnh tả. e. các câu trên đều đúng.
18. Phản ứng trung hòa độc tố:
a.là để định lượng ngoại độc tố hoặc kháng độc tố
b. trong đó tính độc của độc tố đã bị hóa chất và nhiệt phá hủy.
c. trong khang độc tố đã trung hòa vi khuẩn sinh ra độc tố. d. không đặc hiệu .
e. được xem là dương tính khi động vật thí nghiệm bị nguy hiểm.
19. Hiện tượng tế bào bệnh lý không xảy ra:
a. nếu độc tố của virus bị trung hòa. b. nếu virus không có neuraminidase.
c. nếu virus bị trung hòa không nhân lên được bởi kháng thể tương ứng của virus .
d. nếu các enzym của virus bị trung hòa. e. nếu virus không có yếu tố ngưng kết hồng cầu.
20. Phản ứng trung hòa enzym, ví dụ:
a. phản ứng Widal. b. phản ứng FTA-Abs.

c. phản ứng ASO, ASK. d. Phản ứng VDRL. e. hiện tượng Danysz.
21. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang:
a.là kỷ thuật miễn dịch trong đó kháng thể ( hoặc kháng nguyên ) được đánh dấu bằng thuốc nhuộm huỳnh quang.
b. Có 2 loại chính: kỷ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp và kỷ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.
c. đọc kết quả bằng cách soi dưới kính hiển vi huỳnh quang.
d. được sử dụng để chẩn đoán vi khuẩn tả. e. các câu trên dều đúng.
22. Thử nghiệm ELISA.
a. trong đó người ta gán kháng thể ( hoặc kháng nguyên ) với một enzym.
b. có độ nhạy cao và cho kết quả khách quan.
c. thường sử dụng enzym là photphataza kiềm hoặc peroxidase.
d. được áp dụng để chẩn đoán nhiều vi khuẩn và virus . e. các câu trên đều đúng.
23. Phản ứng miễn dịch phóng xạ:
a. là phản ứng đo lường kháng thể hoặc kháng nguyên bằng cách dùng các chất phản ứng đã được gắn sẳn với đồng vị phóng xạ.
b. thường dùng các đòng vị phóng xạ như thymidin H3, C bon 14, I125,...
c. có thể khu trú vị trí kết hợp kháng nguyên - kháng thể một cách chính xác. d.làm tăng độ nhạy cảm của phản ứng miễn dịch lên hàng nghìn lần. e. các câu trên đều đúng.
24 Phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động dảo ngược:
a. là dùng hồng cầu gắn kháng nguyên hòa tan để phát hiện và đo lường kháng thể tương ứng.
b. là dùng các hạt trơ như latex để gắn kháng thể tương ứng với các kháng nguyên có sẳn tự nhiên trên bề mặt hồng cầu .
c.là phản ứng ngưng kết trong đó hồng cầu được dùng làm giá thể để gắn kháng thể .
d. là phản ứng ngưng kết để xác định hiệu giá của kháng huyết thanh .
e. là do một số virus có khả năng làm ngưng kết hồng cầu .
25. Trong phát hiện kháng nguyên :
a. phản ứng ngưng kết dẫn đầu về độ nhạy. b. phản ứng kết tủa dẫn đầu về độ nhạy.
c. phản ứng kết hợp bổ thể dẫn đầu về độ nhạy. d. kỷ thuật miễn dịch điện di dẫn đầu về độ nhạy.

e. các kỷ thuật miễn dịch enzym và miễn dịch phóng xạ dẫn đầu về độ nhạy.
26. Kết quả huyết thanh học định tính:
a. cho biết hiệu giá kháng thể . b. độ nhạy của phản ứng .
c. cho biết trong huyết thanh có kháng thể tương ứng với kháng nguyên mẩu dùng trong phản ứng .
d. cho biết ranh giơi hiệu giá kháng thể bình thường và hiệu giá bệnh lý.
e. không phụ thuộc vào chủ quan cảu người đọc kết quả. 27.Hiệu giá kháng thể :
a. biết được nhờ kết quả huyết thanh học định lượng.
b. là đậm độ huyết thanh cao nhất cho biết kết quả dương tính . c.là độ đậm huyết thanh thấp nhất cho kết quả dương tính .
d. câu a, và b đúng. e. câu a, và c đúng. 28 Đối vơi bệnh virus .
a. hiệu giá kháng thể tăng lên 2 lần mới có giá trị chẩn đoán chắc chắn .
b. các huyết thanh kép thông thường lấy cách nhau ít nhất là từ 10-15 ngaỳ.
c. hiệu giá kháng thể lần 2 tăng lên ít nhất là 4 lần so với lần th nhất mới có gía trị chẩn đoán chắc chắn.
d. câu b và c đúng. e. câu b và a đúng.
29. Hiệu giá ranh giới phản ứng ASO là:
a. 1/200 b. 1/400. c.1/800. d.1/1.600 e.1/3.200
30 Phản ứng ngưng kết trên phiến kính:
a.là phản ứng định lượng . b. ví dụ: dùng xác định các vi khuẩn đường ruột.
c. phải lấy huyết thanh kép cách nhau 7 ngày.
d. ví dụ: dùng xác định nhóm máu ABO. e. câu b và d đúng.
31. Phản ứng Widal:
a. là phản ứng ngưng kết để chẩn đoán nhiễm rickettsia.
b. là phản ứng kết hợp bổ thể dùng để chẩn đoán bệnh giang mai.
c. là phản ứng ngưng kết vi khuẩn dùng để chẩn đoán bệnh thương hàn.
d. là phản ứng ngưng kết thụ động để xác định hiệu giá của kháng huyết thanh của Salmonella.
e.là phản ứng ngưng kết trên phiến kính để xác định Salmonella.
32. Phản ứng ASO:
a. là phản ứng trung hòa ngoại độc tố . b. dùng để đo lường kháng thể chống streptokinaza.

c. dùng để chẩn đoán các bệnh do liên cầu nhóm A tan máu  như viêm khớp cấp.
d. là phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu . e. dùng để xác định hiệu giá kháng thể chống streptokinaza.
33. Phản ứng trung hòa virus tiến hành trên các mô nuôi in vitro đã nhiễm virus
:
a. để xác định hàm lượng kháng thể trong huyết thanh cũng như định typ virus .
b. để đo lường khả năng trung hòa của kháng thể đối với các enzym của virus đó .
c. để đo lường khả năng trung hòa của kháng thể đối với độc tố của virus đó .
d. để xác định khả năng ức chế ngưng kết hồng cầu của kháng thể đối với virus đó.
e. để xác định khả năng gây bệnh của virus đó .
34. Kỷ thuật kháng thể huỳnh quang gián tiếp, thành phần được gắn với thuốc nhuộm huỳnh quang là:
a. kháng thể . b. kháng kháng thể .
c. bổ thể.
d. kháng nguyên . e. kháng thể hoặc kháng nguyên .
35. Các phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA. và miễn dịch liên kết men (ELISA..
a. áp dụng đối với các kháng nguyên hữu hình. b. chỉ để thực hiện những phản ứng định tính.
c. để định lượng kháng nguyên hoặc kháng thể hòa tan ở trong các dịch sinh học.
d. dựa trên nguyên tắc kết tủa miễn dịch ở môi trường gel .
e. trong đó những chất dùng để đánh dấu thường làm tổn thương đến tính miễn dịch của kháng nguyên hoặc của kháng thể .
36. Phương pháp miễn dịch điện di:
a. là kỷ thuật phối hợp phương pháp điện di và phương pháp khúêch tán gel.
b. giúp ta phân tích các kháng nguyên ở trong một hổn hợp.
c. giai đoạn dầu: tiến hành điện di trên gelthạch để phân táchứcác protein .
d. giai đoạn 2: kháng nguyên và kháng thể sẽ khuếch tán trên gel thạch, khi gặp nhau sẽ hình thành cung tủa tương ứng.
e. các câu trên đều đúng.
37. Để loại trừ phản ứng huyết thanh dương tính hoặc âm tính giả, người ta phải:

a. Làm đi làm lại nhiều lần b. Hiệu giá phản ứng rất cao
c. Hiệu giá phản ứng thấp d. Làm các chứng dương và chứng âm
e. Các câu trên đều đúng.

CÁC KỸ THUẬT PHÂN TỬ TRONG CHẨN ĐOÁN VI SINH VẬT

I. Câu hỏi ngắn
Các phương pháp phân tử dùng trong chẩn đoán các nhiễm trùng do vi sinh vật là xác định
A............... B............
2. các kỹ thuật chẩn đoán phân từ mà anh chị đã học là A.......... B............
3. Vi sinh vật một .......A.........đặc trưng về hệ gen cũng như về
.......B.......của hệ gen của chúng.
4. Nêu 2 công dụng của kỹ thuật phân tích và xác định về tính đa dạng các đoạn gen RNA/DNA của vi sinh vật
A............. B.............
5. Nêu yêu cầu về nhiệt và chức năng của 3 bước trong một chu kỳ của kỹ thuật nhân gen
A............... B.............. C. kéo dài ( hay tổng hợp chuỗi) ở 720C.
6. nêu các loại kỹ thuật nhân gen A........... B...........
7. Kỹ thuật RT-PCR ( nhân gen có bước chuyển đổi ngược) có hai bước là A.............. B.............
8. Kỹ thuật nhân gen cổ điển có các bước là A............ B............
9. các hạn chế khi chẩn đoán vi sinh vật bằng nuôi cấy và phân lập vi sinh vật hiện nay là
A........... B........... C. các vi sinh vật độc lực cao cần có phòng thí nghiệm an toàn cao
10. Các hạn chế của phương pháp chẩn đoán tìm kháng thể là A............ B............
II. Câu hỏi đúng – sai
1. Các enzym cắt hạn chế sẽ nhận biết một đoạn DNA ngắn có trình tự đặc trưng và cắt ở một điểm đặc hiệu ở đoạn DNA ngắn trong vùng nhận biết này
2. Nhiều vi sinh vật có độc lực cao, khi nuôi cấy phân lập cần phải thực hiện trong điều kiện an toàn sinh học cao với mức cấp 2.

3. Kỹ thuật phân tích và xác định tính đa dạng về các đoạn gen để xác định biến thể vi sinh vật đột biến và phân loại genotype của vi sinh vật
4. Đoạn gen dò tìm là một đoạn gen ngắn DNA hay RNA của một vi sinh vật đặc hiệu đã biết ở trạng thái chuỗi đơn đã được đánh dấu
5. Phân tử DNA chuỗi xoắn kép, khi đun nóng tới trên nhiệt độ sinh lý gần 1000C, phân tử DNA chuỗi xoắn kép bị bung ra và tách thành DNA chuỗi đơn
6. Để xác định các virus chứa RNA người ta dùng kỹ thuật RT-PCR
7. Kỹ thuật Realtime-PCR có thể định lượng được nhiều virus trong máu như HBV, HCV, HIV
8. Các enzym cắt hạn chế là một nhóm enzym có ở hầu hết vi khuẩn, nó có tác dụng phá huỷ acid nucleic ngoại lai
9. Genôm của các vi sinh vật được cắt với nhiều enzym hạn chế đã biết sẽ tạo ra các bản đồ gen đặc trưng dùng để phân tích và xác định các vi sinh vật có genôm biến thể mới
10. Người ta sử dụng phương pháp điện di bằng dòng điện xung để phân tích và xác định các đoạn gen có độ dài khá lớn > 20 kb
III. Câu hỏi 1/5
1. Các phân tử DNA của vi sinh vật khi cắt bằng các enzym hạn chế
a. sẽ tạo ra nhiều đoạn DNA có chiều dài bằng nhau
b. sẽ tạo ra nhiều đoạn DNA có chiều dài không biết được
c. sẽ tạo ra nhiều đoạn DNA có độ dài khác nhau
d. sẽ tạo ra nhiều đoạn DNA có tình tự các nucleotid xác định
e. sẽ tạo ra nhiều đoạn DNA rất dễ bị biến tính
2. Trong cùng một loài hay một typ vi sinh vật đặc hiệu, khi có biến đổi trong hệ gen thì
a. các enzym hạn chế cắt và hình thành nên các đoạn gen cắt giống nhau
b. sẽ tạo ra những đoạn gen cắt khác biệt với chủng hay type vi sinh vật gốc.
c. các enzym cắt hạn chế chỉ cắt ở đoạn không thay đổi
d. các enzym hạn chế sẽ nhận diện được đoạn gen biến đổi
e. các enzym hạn chế chỉ sẽ cắt ở những đoạn gen biến đổi
3. Đọc kết quả của kỹ thuật phân tích và xác định tính đa dạng về các đoạn gen
a. phân tích và so sánh với dữ liệu của vi sinh vật gốc đã biết
b. phân tích và so sánh với dữ liệu của vi sinh vật bất kỳ
c. phân tích và so sánh với dữ liệu của vi sinh vật có tính kháng thuốc
d. phân tích và so sánh với dữ liệu của vi sinh vật có đột biến
e. phân tích và so sánh với dữ liệu của vi sinh vật gây bệnh

4. Nuôi cấy và phân lập vi sinh vật trong chẩn đoán bệnh nguyên của bệnh nhiễm trùng hiện có một số hạn chế nào sau đây
a. vi sinh vật đòi hỏi môi trường khá đắt tiền b. định danh vi sinh vật thủ phạm khó khăn
c. nhiều vi sinh vật không phát triển được trên môi trường nhân tạo
d. cần có nhân viên được đào tạo e. cần phải có phòng thí nghiệm được trang bị đủ phương tiện
5. Các enzym cắt hạn chế hoạt động bằng cách
a. cắt phân tử DNA ở một vị trí bất kỳ
b. nhận diện vùng cấu trúc đặc hiệu và cắt ở vị trí đặc hiệu của nó
c. có nhiều vùng cấu trúc bất thường và cắt ở các vị trí này
d. nhận diện vùng gen đặc hiệu và cắt ở vài vị trí trong vùng này
e. nhận diện số nucleotid đặc hiệu và cắt ở một đoạn có kích thước nhất định
6. Kỹ thuật lai DNA có mục đích là
a. dùng đoạn gen dò đã biết để tìm sự có mặt của đoạn gen tương ứng bổ sung b.dùng đoạn gen đoạn gen tương ứng bổ sung để phát hiện đoạn gen dò đã biết
c. dùng đoạn gen đã biến tính để tìm sự có mặt của đoạn gen tương ứng
d. dùng đoạn gen có gắn màu để tìm sự có mặt của vi sinh vật mang gen DNA
e. dùng đoạn gen có gắn màu để kết hợp với DNA trong bệnh phẩm
7. Trong kỹ thuật nhân gen thời gian thật, sản phẩm gen tạo thành
a. được xác định sau khi hoàn thành phản ứng bằng điện di trên thạch agarose
b. được xác định trong và ngay sau khi chấm dứt phản ứng bằng dùng hoá chất
c. được xác định trong và ngay sau khi chấm dứt phản ứng bằng điện di trên thạch
d. được xác định sau khi chấm dứt phản ứng bằng dùng hoá chất
e. được xác định bằng dùng nguyên lý kháng thể gắn enzym
8. Kỹ thuật nhân gen cổ điển, sản phẩm gen tạo thành.
a. được xác định trong và ngay sau khi chấm dứt phản ứng bằng điện di trên thạch
b. được xác định chỉ sau khi chấm dứt phản ứng bằng điện di trên thạch agarose và nhuộm màu
c. được xác định sau khi chấm dứt phản ứng bằng dùng hoá chất huỳnh quang
d. được xác định trong và ngay sau khi chấm dứt phản ứng bằng dùng hoá chất
e. được xác định chỉ sau khi chấm dứt phản ứng bằng hoá chất hay bằng điện di và nhuộm màu
9. Trong kỹ thuật nhân gen các thành phần sau đây cần có, ngoại trừ
a. các nucleotid tham gia vào cấu tạo của DNA (dNTP)

b. enzym Taq DNA polymerase và các muối đệm c. các đoạn DNA dò tìm
d. các đoạn gen mồi e. dung dịch có DNA nền
10. Trong kỹ thuật nhân gen, khi đun nóng dung dịch có chứa DNA nền nhằm mục đích
a. làm bung DNA nền từ chuỗi đôi thành chuỗi đơn
b. làm phá huỷ DNA
c. để DNA nền kết hợp với gen mồi
e. để phóng thích enzym Taq DNA polymerase hoạt động
11. Khi hạ nhiệt độ dung dịch của phản ứng nhân gen xuống 550C nhằm mục đích
a. để tổng hợp nên sợi DNA bổ sung b. làm bung DNA nền từ chuỗi đôi thành chuỗi đơn
c. để gen mồi bắt cặp bổ sung với DNA nền d. kích hoạt enzym Taq DNA polymerase
e. để phóng thích enzym Taq DNA polymerase hoạt động
12. Enzym Taq DNA polymerase dùng trong kỹ thuật nhân gen hoạt động tối ưu ở nhiệt độ sau
a. 35-  370C b. 40-450C c. 92-950C d. 72- 740C e. 23-28 0C
13. Người ta gọi kỹ thuật nhân gen có chu kỳ chuyển đổi ngược nhằm
a. chuyển đổi DNA nền thành RNA b. chuyển đổi RNA thành DNA bổ sung
c. kích hoạt enzym Taq DNA polymerase d. nhân các gen với những phân tử RNA
e. làm bung DNA nền từ chuỗi đôi thành chuỗi đơn
14. Kỹ thuật lai DNA dựa vào nguyên lý là
a. phân tử DNA sẽ kết hợp với một phân tử giống nó
b. phân tử DNA sẽ kết hợp với kháng thể chống lại DNA để tạo thành phức hợp DNA –kháng DNA
c. sợi đơn của phân tử DNA sẽ kết hợp theo nguyên tắc bổ sung với sợi đơn tương ứng
d. phân tử DNA sẽ kết hợp với phân tử DNA nhân tạo có gắn màu
e. phân tử DNA sẽ kết hợp với các chất nền như cellulose hay chất màu huỳnh quang
15. Trong kỹ thuật điện di DNA trên thạch

a. các đoạn DNA ngắn ( kích thước nhỏ) sẽ di chuyển chậm và gần với chổ đặt nó
b. các đoạn DNA dài ( kích thước lớn) sẽ di chuyển chậm và xa chổ đặt nó
c. các đoạn DNA ngắn sẽ di chuyển nhanh và xa với chổ đặt nó
d. các đoạn DNA dài sẽ di chuyển nhanh và xa chổ đặt nó
e. các đoạn gen dài và nhắn có tốc độ di chuyển như nhau.
16. Kỹ thuật phân tích và xác định tính đa dạng về gen có thể sử dụng
a. xác định vi khuẩn kháng thuốc b. xác định vi khuẩn gây bệnh
c. xác định kểu gen của vi sinh vật d. xác định các vi sinh vật hay đột biến
e. xác định vi khuẩn có mang plasmid
17. Kỹ thuật chẩn đoán phân tử có ưu điểm sau, ngoại trừ
a. rất nhạy b. cho kết quả nhanh c. đặc hiệu
d. không cần dùng vi sinh vật sống e. thực hiện đơn giản
18. Kỹ thuật nhân gen realtime người ta dùng thông số dưới đây để suy ra lượng a.nucleic trong thể tích mẫu nghiệm.
a. số chu kỳ nhân gen b. chu kỳ ngưỡng Ct c. chu kỳ khởi đầu
d. nồng độ chất màu e. nồng độ enzym tiêu thụ
VACXIN VÀ HUYẾT THANH
I,Câu trả lời ngắn:
1. Hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của vacxin là : A............ B.............
2. Sử dụng vacxin là đưa vào cơ thể........A........có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nghuyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng.......B.......chống lại tác nhân gây bệnh.
3. Ba phương pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh virus ở người là: A........................... B........................... C.................................
4. Các vacxin virus được sử dụng hiện nay có thể thuộc 1 trong 3 loại vacxin sau:
A............................ B.............................. C................................
5. Kể tên 2 vacxin virus sống giảm độc lực đang được dùng ở Việt Nam: A............................... B..............................
6. Kể tên 3 vacxin virus bất hoạt đang được dùng ở Việt Nam: A.............................. B............................. C..............................

7. Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể.........A.......có nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cho cơ thể có ngay.......B..........đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.
8. Vacxin có thể chia thành 3 loại chính : A...... B........... C......
II. Câu hỏi đúng -sai .
1. Huyết thanh là một chế phẩm của máu dùng đề phòng bệnh nhờ những kháng thể đặc hiệu của nó.
2. Ưu điểm chính của vacxin bất hoạt là không có nguy cơ nhiễm trùng .
3. Huyết thanh ngựa chứa kháng độc tố bạch hầu được dùng để điều trị bệnh gây ra do ngoại độc tố.
4. Vacxin sống là những ngoại độc tố được làm giảm dộc một cách nhân tạo ở phòng thí nghiệm.
5. Đối với vacxin sống sự chủng ngừa thông thường một lần, gây nên sự nhiễm trùng nhẹ không biểu hiện, sự nhân lên của vi sinh vật trong cơ thể gây nên miễn dịch thường lâu bền.
6. Vacxin bất hoạt là những chế phẩm kháng nguyên đã mất khả năng nhiễm trùng nhưng còn bảo tồn tính chất gây miễn dịch .
7. Thường quy bảo quản các vacxin luôn giống nhau, cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.
8. Một trong những nguyên tắc cơ bản của sử dụng huyết thanh là phối hợp sử dụng vacxin.
9. Việc sử dụng vacxin để phòng bệnh là một phương thức chủ yếu để làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của các nhiễm trùng virus.
10. Tiêm globulin miễn dịch sớm trong thời kỳ ủ bệnh có thể ngăn chặn hoặc làm giảm sự trầm trọng của nhiều bệnh virus.
III. Câu hỏi 1/5.
1. Vacxin và huyết thanh là những chế phẩm :
a. điều trị bệnh. b. phòng bệnh.
c. phòng ngừa những bệnh nhiễm trùng bằng phương tiên miễn dịch .
d. vừa phòng bệnh và điều trị bệnh. e. để điều trị cấp cứu những bệnh nhiễm trùng .
2. Vacxin và huyết thanh tạo nên tính miễn dịch :
a. hoạt động. b. thụ động. c. vừa hoạt động vừa thụ động.
d. bền vững
e. hoạt động đối với vacxin và thụ động đối với huyết thanh .
3. Để tạo tính miễn dịch hoạt động người ta sử dụng:

a. vacxin và huyết thanh . b. huyết thanh khác loài.
c. huyết thanh đồng loài. d.  globulin. e. vacxin sống và vacxin bất hoạt.
4. Người ta định nghĩa vacxin như sau:
a. vacxin là những vi sinh vật và độc tố.
b. vacxin là những vi sinh vật và độc tố được biến đổi nhưng còn khả năng gây bệnh.
c. vacxin là những chế phẩm vi sinh vật hoặc độc tố được biến đổi để không còn khả năng gây bệnh.
d. vacxin là những chế phẩm vi sinh vật hoặc độc tố được biến đổi để không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn giữ lại khả năng kích động sự đáp ứng miễn dịch .
e. vacxin là những vi khuẩn và độc tố được làm mất độc lực.
5. Tiêu chuẩn cơ bản nhất của vacxin là:
a. an toàn và có hiệu lực.
b.các vi sinh vật không còn khả năng gây độc. c.có liều lượng thích hợp và thuần khiết.
d. gây được miễn dịch ở mức độ cao. e.là vô trùng.
6. Cường độ và hiệu qủa của sự đáp ứng miễn dịch biến thiên theo :
a. tính chất và nồng độ của kháng nguyên dùng làm vacxin .
b. những chất phụ gia miễn dịch . c.Tuổi một vài nhân tố di truyền của vật chủ.
d.hệ thống đáp ứng miễn dịch của vật chủ. e. tất cả đều đúng.
7. Vacxin nào sau đây không phải là vacxin sống:
a. vacxin đậu mùa b. vacxin sởi c. vacxin ho gà
d. vacxin BCG e. vacxin bại liệt Sabin 8.Vacxin nào sau đây là vacxin bất hoạt:
a. vacxin bại liệt Salk b.vacxin phòng bệnh viêm gan B
c. vacxin quai bị d. vacxin giải độc tố
e. a, b và d
9. Ví dụ vacxin phối hợp là:
a. vacxin D.T.C. b. vacxin dại. c. vacxin BCG.
d. vacxin sabin. e. vacxin viêm gan B.
10. vacxin phòng bệnh uốn ván là loại :

a. vacxin sống. b. vacxin bất hoạt. c. vacxin giải độc tố.
d. vacxin hổn hợp. e. vacxin giảm độc.
11. Vai trò của những phụ gia miễn dịch như những muối kim loại trong vacxin là:
a. làm giảm tính độc của vacxin . b. làm cho kháng nguyên tồn tại trong cơ thể lâu.
c. làm tăng mức độ hấp thu kháng nguyên . d.làm tăng cường sự đáp ứng của một vài vacxin bất hoạt.
e. làm thơì gian tồn tại của kháng nguyên trong cơ thể .
12. Ưu điểm của vacxin chết là:
a. không có nguy cơ nhiễm trùng . b. miễn dịch bền.
c. tạo miễn dịch cao. d. giữ lâu trong cơ thể. e. dễ đưa vào cơ thể.
13. Vacxin sống tạo miễn dịch lâu bền vì:
a. gây sự nhiễm trùng tự nhiên nhẹ hoặc không biểu hiện b. vi sinh vật sống tiết ra độc tố. c. dùng bằng đường tiêm. d. dùng  với lượng lớn. e. có phụ thêm tá chất.
14. Đánh giá hiệu lực của vacxin:
a. bằng cách đo sự đáp ứng miễn dịch . b. phụ thuộc vào khả năng bảo vệ cá nhân của vacxin
c. phụ thuộc vào việc sử dụng rộng rải vacxin trong một tập đoàn dân cư.
d. Tùy thuộc vào liều lượng vacxin sử dụng. e. câu b, c.
15. Có thể tiêm vacxin cho những trường hợp sau:
a.những người đang bị nhiễm trùng nhẹ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.
b.những người đang ở trong tình trạng dị ứng. c.vacxin phòng uốn ván cho phụ nữ đang mang thai.
d. vacxin virus sống giảm độc lực cho phụ nữ đang mang thai
e. câu a và c.
16.Đối tượng cần được tiêm chủng một loại vacxin nào đó là:
a.trẻ em mới được sinh ra . b.người bị bệnh nhiễm trùng.
c.tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch .
d. những phụ nữ có thai. e.những người đi du lịch.
17. Vacxin sabin đòi hỏi cách thức chủng ngừa sau:

a. tiêm dưới da. b. rạch ngoài da.
c. tiêm bắp. d. uống. e. ngậm
18. Vacxin BCG tiêm dưới da thì :
a. có hiệu quả tốt . b. lượng vacxin đưa vào được nhiều.
c. thường gây loét tại nơi tiêm. d. không gây biến chứng gì nguy hiểm.
e. không hiệu quả vì gây nhiều biến chưng toàn thân.
19. Ưu điểm của phương pháp tiêm trong da:
a. chỉ cần một lượng vacxin tương đối nhỏ . b. hiệu ứng miễn dịch cao.
c. ít gây phản ứng. d.dễ thực hiện ở quy mô lớn.
e. tất cả đều đúng
20. Những khu vực có lưu hành bệnh truyền nhiễm, muốn ngăn ngừa được dịch xảy ra thi cần đạt được tỷ lệ tiêm chủng sau:
a. 50 - 80% b. 50 - 90% c. >80% d. >90%
e. 100%
21. Khoảng cách hợp lý giữa 2 lần tiêm đối với các loại vacxin phải tiêm chủng nhiều lần để tạo miễn dịch cơ bản là:
a. 2 tuần b. 1 tháng c. 2 tuần - 1tháng d. 1 - 2 tháng
d. >2 tháng
22. Mục đích của việc phối hợp vacxin là:
a. tăng hiệu lực của từng loại vacxin b. tăng độ an toàn khi tiêm chủng
c. giảm bớt số mũi tiêm chủng và giảm số lần tổ chức tiêm chủng
d. tăng hiệu lực của từng loại vacxin và giảm bớt số mũi tiêm chủng
e. tăng hiệu lực của từng loại vacxin và giảm số lần tổ chức tiêm chủng
23. Huyết thanh được sử dụng để :
a.phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng đặc hiệu nhờ những kháng thể (globulin miễn dịch) đặc hiệu của nó
b.kích thích cơ thể đáp ứng tạo kháng thể . c. đem lại tính miễn dịch hoạt động tức thời.
d. đem lại tính miễn dịch tính thụ động bền vững. e. điều trị cấp cứu bệnh nhiễm trùng .
24. Dùng huyết thanh miễn dịch là :
a. đưa vào cơ thể kháng thể khác loài. b. đưa vào cơ thể kháng thể cùng loài.

c. đưa vào cơ thể kháng thể giúp cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu.
d.đưa vào cơ thể kháng nguyên vi sinh vật gây bệnh đã được làm giảm độc để tạo tính miễn dịch chủ động
e. đưa vào cơ thể kháng nguyên vi sinh vật gây bệnh đã được làm chết để tạo tính miễn dịch chủ động.
25. Nhược điểm của huyết thanh khác loài:
a. dung nạp kém. b. gây quá mẫn tức thời.
c. hiệu lực ngắn . d.tránh tiêm lại cùng một người. e. các câu trên đều đúng.
26. Huyết thanh ngựa chứa kháng độc tố bạch hầu được sử dụng để:
a. phòng ngừa bệnh bạch hầu. b. điều trị bệnh gây ra do ngoại độc tố .
c. phòng ngừa và điều trị bệnh bạch hầu. d. điều trị cho trẻ em mắc bệnh bạch hầu.
e.Tât cả đều đúng.
27. Huyết thanh đồng loài:
a. có nguồn gốc từ người b. có thể tiêm lại ở cùng một người.
c. có khả năng baỏ vệ lâu dài. d. dung nạp tốt.
e. các câu trên đều đúng.
28. Globulin miễn dịch đặc hiệu chứa:
a. kháng thể khác loài ,. b. kháng thể đồng loài.
c. kháng thể chống bệnh dại. d. kháng thể chống bệnh viêm gan.
e. kháng thể chống bệnh bạch hầu.
29. Những globulin người đa giá được sử dụng:
a. điều trị suy giảm miễn dịch dịch thể.
b. trong một vaì hoàn cảnh bệnh lý có nguy cơ nhiễm trùng trầm trọng.
c. để phòng ngừa một vài bệnh nhiễm trùng đặc hiệu khá phổ biến: viêm gan A, sởi.
d.để điều trị uốn ván, ho gà, quai bị.... e. cả a, b, c.
30. Để huyết thanh được sử dụng có hiệu quả, người ta sử dụng huyết thanh cho các đối tượng sau:
a. sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.
b. chỉ sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh bạch hầu, uốn ván.
c. chỉ sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh dại, viêm gan.

d. chỉ sử dụng cho những bệnh nhân đã nhiễm vi sinh vật hoặc nhiễm độc cấp tính cần tiêm ngay huyết thanh .
e. chỉ sử dụng cho những người tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng cấp tính cần tiêm ngay huyết thanh.
31. Huyết thanh thường được đưa vào cơ thể bằng đường:
a. tiêm dưới da. b. tiêm bắp. c. tiêm mạch máu.

d. tiêm tủy sống. e. tùy tình trạng bệnh mà sử dụng a, b, c.
32. Đứng trước một bệnh nhân cần phải dùng huyết thanh ngựa thì:
a. phải hỏi xem bệnh nhân đã dùng huyết thanh ngựa lần nào chưa
b. phải làm phản ứng Besredka trước khi tiêm.
c. tiêm 0,1ml huyết thanh vào trong da để đọc phản ứng rồi mới sử dụng huyết thanh .
d. sử dụng ngay huyết thanh nhưng dùng theo phương pháp gỉai cảm .
e. a và b.
33. Người ta tiến hành làm phản ứng thóat mẩn như sau:
a. tiêm dưới da 0,1ml huyết thanh pha loãng vào mặt trước cẳng tay .
b. tiêm trong da 0,1ml huyết thanh pha loãng theo tỉ lệ 1/10 với nước muối 0,85% vào mặt trước cẳng tay.
c. tiêm trong da 1ml huyết thanh pha loãng vào cẳng tay.
d. tiêm trong da 1ml huyết thanh vào cẳng tay.
e. tiêm trong da với nhiều liều lượng huyết thanh khác nhau.
34. Người ta đọc phản ứng thoát mẫn sau :
a. 72 giờ. b. 48 giờ. c.24 giờ. d. 30 phút. e. sau 15 phút.
35. Phương pháp giải mẫn cảm chỉ áp dụng cho:
a. các loại huyết thanh phòng bệnh . b. các loại huyết thanh điều trị bệnh.
c. các bệnh nhân có tiền sử tai biến với huyết thanh .
d. huyết thanh khác loài. e. các bệnh nhân sử dụng huyết thanh .
36. Nếu sau khi thử phản ứng giải mẫn cảm mà bệnh nhân mẫn cảm với huyết thanh khác loài thì:
a. không nên sử dụng huyết thanh khác loài nếu tình trạng bệnh cho phép.
b. chuyển sang sử dụng huyết thanh đồng loài.
c. nếu tình trạng bệnh bắt buộc phải tiêm huyết thanh ngựa thì phải tiêm dần dần từ liều nhỏ đến liều lớn.

d. tùy tình trạng bệnh mà sử dụng hoặc a hoặc b hoặc c. e. câu b đúng.
37. Vacxin nào về nguyên tắc nói chung không hiệu quả nếu nó được tiêm chủng trước 9 tháng tuổi:
a. vacxin kháng lao. b. vacxin kháng sởi. c. vacxin kháng uốn ván .
d. vacxin kháng ho gà . e. không một câu trả lời trên là chính xác .
38. Các phản ứng do tiêm huyết thanh xãy ra do:
a. tình trạng bệnh quá nặng. b. cơ thể phản ứng với các thành phần kháng nguyên lạ.
c. do tiêm qua liều. d. do cơ thể sản xuất kháng thể chống lại chính globulin miễn dịch.
e. b và d.
39. Phản ứng toàn thân xảy ra khi tiêm huyết thanh là:
a. sốt, rét run, khó thở, đau các khớp, có thể đau đầu và nôn. b. sốc phản vệ. c.viêm cầu thận cấp. d. viêm cơ tim, van tim và viêm khớp.
e. tất cả các câu trên đều đúng.
40. Để phòng ngừa bệnh virus, người ta có thể
a Tìm mầm bệnh ở động vật và người. b. Diệt tác nhân trung gian truyền bệnh.
c. Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. d. Giảm bớt sự tập trung ở thành phố.
e. Hiện đại hóa phòng thí nghiệm.
41. Biện pháp diệt tác nhân trung gian truyền bệnh
a. Là phương thức chủ yếu để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh virus.
b. Thường được áp dụng cho tất cả các bệnh virus. c.Là một biện pháp phòng dịch hữu hiệu.
d. Là phương thức chủ yếu làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh virus.
e. Thường được áp dụng trong tất cả các vụ dịch do virus.
42. Liệu pháp miễn dịch chủ động là
a.Chủng ngừa các vacxin chống virus. b.Tiêm các interferon.
c.Cách ly bệnh nhân. d.Tiêm các globulin miễn dịch. e.Tiêm chủng vacxin và huyết thanh.
43. Một phương thức chủ yếu để làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của các nhiễm virus là
a.Cải thiện nguồn nước sinh hoạt. b.Cải thiện vệ sinh. c.Khử trùng, tiệt trùng dụng cụ và môi trường.
d.Sử dụng vacxin để phòng bệnh. e.Cách ly bệnh nhân.

44. Các vacxin virus được sử dụng hiện nay gồm a.Vacxin sống giảm độc, vacxin chết, vacxin giải độc tố.
b.Vacxin bất hoạt, vacxin lai tạo. c.Vacxin tái tổ hợp, vacxin giải độc tố, vacxin chết.
d.Vacxin bất hoạt, vacxin sống giảm độc, vacxin tái tổ hợp. e.Vacxin sống giảm độc lực, vacxin tái tổ hợp.
45. Loại vacxin virus bất hoạt bao gồm:
a.Các virion tinh khiết và đã bị giết chết. b.Các virus đột biến đã mất độc lực.
c.Thành phần kháng nguyên của virion đưọc tinh khiết và làm bất hoạt. d.Các virion mất khả năng gây nhiễm trùng.
e.Các virion hoặc thành phần kháng nguyên của virion tinh khiết và bất hoạt.
46. Vacxin bất hoạt được sản xuất bằng cách làm bất hoạt virus bằng : a.Interferon . b. Globulin miễn dịch . c Tia hồng ngoại . d.Beta - propiolacton. e.Phenol.
47. Vacxin bất hoạt gây nên sự đáp ứng miễn dịch tốt
a.ở trẻ em b.khi tiêm trong da c.thường chỉ tiêm chủng một lần
d.chủ yếu là đáp ứng miễn dịch tại chổ e.lúc tiêm đủ liều lưọng, đúng thời gian.
48. Vacxin nào sau đây thuộc loại vacxin virus bất hoạt đang dùng ở Việt Nam?
a.Vacxin Sabin. b.Vacxin viêm não Nhật bản. c.Vacxin sởi. d.Vacxin Salk. e.Vacxin quai bị.
49. Vacxin bất hoạt
a.Tạo ra trong cơ thể một quá trình giống như quá trình nhễm trùng tự nhiên. b.Gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại trong một thời gian dài. c.Thường không gây được miễn dịch lâu bền.
d. Không được chủng ngừa cho đối tượng suy giảm miễn dịch và phụ nữ có thai.
e. Thường chỉ chủng một lần và có thể dùng bằng đường uống.
50. Đặc trưng chủ yếu của vacxin virus sống giảm độc lực là: a.chỉ bao gồm thành phần kháng nguyên quan trọng của virion
b.tạo ra trong cơ thể một quá trình giống như quá trình nhiễm trùng tự nhiên . c.được chủng ngừa cho đối tượng suy giảm miễn dịch và phụ nữ có thai. d.kháng thể tạo thành những hạch bạch huyết .
e.thường phải tiêm chủng nhiều lần và không dùng bằng đường uống .

51. Vacxin virus sống giảm độc có ưa điểm :
a.thường chỉ chủng một lần và có thể uống . b.hiệu lực miễn dịch nhanh .
c.kích thích cơ thể tiết ra các IgG và IgM kháng virus ở trong máu . d.gây nên sự đáp ứng miễn dịch tốt nếu tiêm đều đặn hàng năm . e.là đồng nhất kháng nguyên với virus hoang dại .

52. Vacxin nào sau đây thuộc loại vacxin virus sống giảm độc lực đang dùng ở Việt nam ?
a.vacxin sởi , vacxin Sabin . b.vacxin Sabin , vacxin dại .
c.vacxin Salk , vacxin sởi. d.vacxin viêm gan B ,vacxin dại . e.vacxin viêm não Nhật bản , vacxin cúm .

53. Loại vacxin tái tổ hợp gồm thành phần của virus được sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA .Ví dụ như vacxin phòng bệnh :
a.bại liệt . b. dại . c. viêm gan B . d.sởi  . e.đậu mùa .

54. Vacxin phòng bệnh bại liệt đang được dùng ở Việt nam thuộc loại : 
a.vacxin bất hoạt, uống 
b.vacxin sống giảm độc lực, tiêm
c.vacxin tái tổ hợp, tiêm. d.vacxin bất hoạt, tiêm .
e.vacxin sống giảm độc lực, uống.

55. Vacxin phòng bệnh sởi đang dùng ở nước ta, dạng đông khô, tiêm dưới da cho :
a.trẻ em từ 9 tháng - 11 tháng tuổi . b.trẻ em dưới 5 tuổi . c.trẻ sơ sinh . d.trẻ em dưới 6 tháng tuổi . e.trẻ em trên 18 tháng tuổi .

56. Vacxin phòng bệnh viêm não Nhật bản hiện đang dùng ở Việt nam là: a.loại vacxin virus  sống giảm độc, uống. b.loại vacxin virus bất hoạt, tiêm.
c.loại vacxin tái tổ hợp DNA, tiêm. d.loại vacxin sống giảm độc, tiêm.
e.loại vacxin virus bất hoạt, tiêm.

57. Vacxin thường được sử dụng để phòng bệnh nhưng có thể tiêm vacxin trong thời kỳ ủ bệnh để điều trị, đối với :
a.những bệnh mà virus xâm nhiễm hệ thần kinh .
b.những virus xâm nhiễm hệ bạch cầu . c.những bệnh có thời kỳ ủ bệnh dài.
d.những virus  xâm nhiễm máu. e.những vacxin virus bất hoạt .

58. Ngày nay việc sử dụng globulin miễn dịch bào chế từ huyết thanh động vật giảm đi nhiều vì :
a.nồng độ kháng thể chống lại virus thấp . b.giá thành đắt . c.điều chế khó khăn. d.tỷ lệ gây ra phản ứng cao. e.thời gian tồn tại ngắn.

59. Khi tiêm globulin miễn dịch sớm trong thời kỳ ủ bệnh có thể ngăn chặn hoặc làm giảm sự trầm trọng của nhiều bệnh virus như :
a.sởi, dengue xuất huyết, dại. b.cúm, viêm gan virus, tiêu chảy c.thủy đậu, bại liệt, viêm nảo Nhật bản. d.sởi, viêm gan virus, dại.

e.đậu mùa, dengue, quai bị.


VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN VÀ KÝ SINH Ở NGƯỜI CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH
I. Câu trả lời ngắn:
1. Khuẩn chí bình thường trở nên gây bệnh khi:
A. B. C.
2. Các phương thức truyền bệnh của bệnh truyền nhiễm :
A. B. C.
3. Nguồn gốc bên ngoài của bệnh truyền nhiễm :
A. B. C.
4. Để xác định số lượng vi sinh vật trong không khí người ta thường dùng phương pháp.....A....
5. Chỉ số E.coli là chỉ điểm........A........ của nước.
6. Kể tên các vi khuẩn trong thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột già của người trưởng thành.
A...... B......... C....... D.......


II. Câu hỏi đúng sai:
7. Các vi sinh vật có ở trong đất là do ô nhiễm các chất bài tiết của người và động vật.
8. Để tìm chỉ điểm nhiễm phân của nước, người ta thường xác định số lượng vi khuẩn ở trong nước.
9. Trong hệ tiết niệu của người khỏe mạnh luôn luôn có các khuẩn chí bình thường.
10. Các vi khuẩn trên da là các khuẩn chí bình thường của cơ thể.
11. Để kiểm soát nước sử dụng có hợp vệ sinh hay không người ta tìm chỉ số tụ cầu ở trong nước.
12. Các khuẩn chí bình thường không bao giờ gây bệnh cho cơ thể.

13. Vi khuẩn ở đường tiêu hóa của trẻ em đang bú và người lớn hoàn toàn giống nhau.

III. Câu hỏi 1/5.

14. Đất là một môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật vì:
A. trong đất có nước, có không khí, có các chất vô cơ và hữu cơ.
B. đất bị ô nhiễm các vi sinh vật từ chất bài tiết của người và động vật.
C.đất luôn luôn ẩm ướt và bẩn. D. đất có nhiều độ sâu khác nhau.
E. đất có nhiều vi sinh vật có lợi cho người.

15. Những vi khuẩn nào có thể tồn tại được lâu ở trong đất :
A.các vi khuẩn gây bệnh do người và động vật bài tiết ra. B.các vi khuẩn không sinh nha bào.
C. các vi khuẩn có khả năng sinh nha bào, chịu được khô hanh.
D. các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá. E. các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
16. .Nước ở gần chổ dân cư đông đúc, đô thị thì nhiều vi sinh vật gây bệnh do:
A. nhiều chất thải bỏ của người và động vật. B. không khí và đất bẩn.
C. thiếu ánh sáng mặt trời. D. thiếu nước sinh hoạt

E. không đủ nước máy để sử dụng
17. Chỉ điểm nhiễm bẩn của nước:
A. chỉ số E.coli. B. nhiệt độ của nước. E. độ đục của nước
C. các chất vô cơ, hữu cơ trong nước. D. lượng nước sử dụng.

18. Vi sinh vật trong không khí được kiểm tra bằng :
A. phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng. B. phương pháp khuyếch tán trong môi trường đặc.
C. phương pháp Ginoscova. D. phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
E. Tìm chỉ số nha bào vi khuẩn trong không khí.

19. Các vi khuẩn trên da là:
A. các khuẩn chí bình thường và các khuẩn chí tạm thời.
B. khuẩn chí bình thường. C. khuẩn chí tạm thời.
C. đa số là các vi khuẩn gây bệnh. E. đều là các vi khuẩn không gây bệnh.

20. Vi khuẩn gây bệnh cơ hội khi:
A. cơ thể suy yếu , suy miễn dịch. B. vi khuẩn của khuẩn chí bình thường thay đổi chổ cư trú.
C. thay đổi thành phần của khuẩn chí . D. cả a, b, c. E. đột biến.

21. Khuẩn chí bình thừơng ở đường tiêu hóa gồm :
A. Salmonella, Shigella, E.coli. B. E.coli, Proteus, Staphylococcus.,V.cholerae.
C. Neisseria, Streptococcus, Mycobacteria.
D. Bacteroides, Lactobacilus, E.coli, Proteus, Klebsiella. E. Neisseria, E.coli, Lactobacilus.

22. Khuẩn chí bình thường:
A. vô hại với cơ thể mà còn có lợi cho cơ thể. B. có lợi đối với cơ thể.
C. gây bệnh cho cơ thể. D. có lợi cho cơ thể nhưng có thể gây bệnh cơ hội .
E. không bao giờ gây bệnh cho cơ thể.

23. Nơi nào sau đây có số lượng khuẩn chí bình thường nhiều nhất:
A. dạ dày. B. miệng C. phổi D. đường tiết niệu.
E. máu.

24. Đường lây truyền của các bệnh đường hô hấp:
A. do thức ăn nước uống B. do tiêm chích C. do tiếp xúc
D. cả a, b, và c. E. do côn trùng tiết túc

25. Bệnh nào sau đây có thể lây bằng đường côn trùng tiết túc:
A. bệnh bạch hầu, bệnh lậu, bệnh giang mai B. bệnh dịch tả và các bệnh đường tiêu hóa
C. bệnh dịch hạch, bệnh sốt xuất huyết D. bệnh viêm phổi, bệnh viêm dạ dày ruột cấp
E. bệnh uốn ván và bệnh viêm màng não do não mô cầu

26. Nguồn gốc của bệnh truyền nhiễm:
A. do các vi khuẩn chí bình thường gây bệnh cơ hội
B. do các vi sinh vật trong đất., trong nước và trong không khí.
C. do các động vật hoang dại, động vật nuôi nhà mang mầm bệnh và truyền cho người.
D. do người bệnh truyền cho người lành. E. do cả A, B, C, và D.

27. Đối tượng cảm nhiễm là những người:
A. suy giảm sức đề kháng. B. người già và trẻ em bị mắc bệnh mạn tính.
C. những người lao động, tiếp xúc nhiều với môi trường.
D. những người hoạt động tập thể tiếp xúc với nhiều người.
E. phụ nữ có thai bị nhiễm độc thai nghén.

28. Phương thức truyền bệnh nhiễm trùng :
A. người khỏe tiếp xúc với người ốm hay động vật ốm.
B. người khỏe tiếp xúc với dụng cụ nhiễm vi sinh vật hay tiếp xúc với các sản phẩm của người lành mang trùng nhiễm vi sinh vật.
C. do ăn phải thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn từ người bệnh hoặc người lành mang trùng.
D. qua môi giới như ruồi nhặng, gián, chân tay bẩn hay muỗi, rận, bọ chét
E. tất cả các phương thức trên

29. Đối tượng dễ cảm nhiễm bệnh nhiễm trùng:
A. những người suy dinh dưỡng B. người bị suy giảm miễn dịch
C. trẻ em và người già D.người mắc các bệnh mãn tính
E. tất cả các đối tượng trên

30. Nguồn gốc bên trong của bệnh nhiễm trùng là:
A. các vi sinh vật ở trong đất B. người bệnh và người lành mang trùng
C. các bệnh dịch hạch và bệnh dại D. người nhiễm vi khuẩn đào thải ra môi trường bên ngoài
E. các vi sinh vật sống ở trên da, niêm mạc hay các ổ tự nhiên chúng phát triển mạnh mẽ và gây nên bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi

NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN

I. Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Kể tên những nhiễm trùng bệnh viện thường gặp:
A...... B....... C..... D..... E........
2. Kể tên 3 vi khuẩn thường gây nhiễm trùng bệnh viện: A...... B...... C.........
3. Những nhân tố chính quyết định tỷ lệ bệnh và hậu quả của nhiễm trùng bệnh viện là:
A...... B...... C........ D..........
4. Tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện thường cao ở các bệnh viện trung ương do: A........ B.........
5. Hai virus gây nhiễm trùng bệnh viện thường gặp là:
A....... B.........
6. Mục tiêu của kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện là: A…… B……. C……..

II. Câu hỏi đúng sai:
1. Các vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất là vi khuẩn hiếu khí Gram(-), tụ cầu, liên cầu ruột.
2. Cách thức truyền bệnh qua không khí là phương tiện chính gây nhiễm trùng bệnh viện.
3. Nhiễm trùng bệnh viện là nhiễn trùng cơ hội.
4. Nhiễm trùng bệnh viện là những nhiễm trùng do thầy thuốc tức là do can thiệp chẩn đoán hoặc điều trị gây ra.
5. Người bệnh có nhiều nguy cơ bị viêm gan B trong nhiễm trùng bệnh viện là người bệnh bị suy giảm miễn dịch .
6. Yếu tố quyết định nguy cơ nhiễm khuẩn máu trong nhiễm trùng bệnh viện là loại dịch chuyền sử dụng.
7. Các nhiễm trùng bệnh viện có thể phòng ngừa được.
8. các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết do điều trị tĩnh mạch thường gặp là S. epidermidis, S. aureus, trực khuẩn Gram âm và liên cầu ruột
9. Nhiễm khuẩn huyết tạm thời sau những thao tác chẩn đoán hoặc điều trị thường được người bệnh dung nạp tốt
10. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus SARS gồm phát hiện và cách ly bệnh sớm, dùng khẩu trang có lọc, mang găng và các trang phục bảo vệ mắt, đầu.
11. Nhân viên y tế là một trong những đối tượng của nhiễm khuẩn bệnh viện.
12. Nhiễm khuẩn vết mổ lă một trong những loại nhiễm khuẩn bệnh viện.
13. Câc tâc nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện là: Vi khuẩn, Virus vă Ký sinh trng.

III. Câu hỏi 1/5:
1. Nhiễm trùng bệnh viện là:
a. nhiễm trùng xãy ra lúc người bệnh nằm điều trị ở bệnh viện.
b. nhiễm trùng gây nên do can thiệp chẩn đoán c. nhiễm trùng qua không khí ở bệnh viện.
d. nhiễm trùng cơ hội e. nhiễm trùng bản địa.

2. Nhiều nhiễm trùng bệnh viện
a. không thể phòng ngừa. b. có thể phòng ngừa.
c. khó phòng ngừa. d. đễ dàng phòng ngừa. e. chưa có biện pháp phòng ngừa.

3. Tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện thường cao ở các bệnh viện trung ương do:
a. bệnh nhân nặng cần nhiều phương thức chẩn đoán và điều trị dễ gây chấn thương.
b. điều kiện vệ sinh không đồng đều ở các khoa phòng. c. có nhiều bệnh nhân
d. thầy thuốc quá nhiều và bệnh nhân quá đông. e. có nhiều sinh viên và học sinh thực tập.

4. Nhiễm trùng cơ hội là
a. nhiễm trùng gây nên do khuyết điểm ở rào cản niêm mạc .
b. nhiễm trùng gây nên do can thiệp chẩn đoán.
c. nhiễm trùng xảy ra ở bệnh nhân bị suy cơ chế bảo vệ và do những tác nhân thường không gây bệnh ở người khỏe mạnh
d. nhiễm trùng gây nên do vi khuẩn chí của bệnh nhân.
e. nhiễn trùng do những tác nhân không gây bệnh gây nên.

5. Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng bệnh viện là
a. 3 - 8%. b. 2 -10%. c. 1%. d. 2%.
e. 5%.

6. Đứng đầu danh sách những vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện là:
a. những vi khuẩn Gram âm. b. những trực khuẩn đường ruột.
c. Tụ cầu và liên cầu ruột. d. E. coli. e.Tụ cầu.

7. Những trực khuẩn Gram âm phát triển nhanh sự kháng thuốc do
a. vách của chúng mỏng hơn những vi khuẩn Gram dương. b. thu hoạch plasmit R đề kháng.
c. những ổ nhiễm trùng trong môi trường bệnh viện. d.sự phát triển nhanh của chúng.
e.sử dụng kháng sinh bừa bải.

7. Plasmit R:
a. là một  gen kháng thuốc cuả vi khuẩn. b. là một cơ chế di truyền thuộc nhiễm sắc thể
c. chứa những gen mã hóa cho những enzym làm bất hoạt kháng sinh.
d. lây truyền chỉ trong các vi khuẩn Gram âm
e. là yếu tố làm lây truyền tính chất gây bệnh ở các vi khuẩn.

9. Vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất là:
a.Vi khuẩn Gram âm, tụ cầu, liên cầu. b. Trực khuẩn Gram âm, tụ cầu, phế cầu.
c. Vi khuẩn hiếu khí Gram âm, tụ cầu, liên câu ruột.

d. Vi khuẩn hiếu khí Gram âm, tụ cầu, não mô cầu. e. Trực khuẩn kỵ khí Gram âm, tụ cầu , não mô cầu.

10. Nhiều chủng S. aureus kháng thuốc được tìm thấy ở: a.bệnh viện tuyến huyện. b. nhiều bệnh viện.
c. bệnh viện tuyến trung ương. d.nhà hộ sinh tư. e. nhà giữ trẻ.

11. Nhiều chủng S.aureus đề kháng với:
a. Penicillin, streptomycin và tetracyclin. b. Ampicillin, Chloramphenicol và Oxytetracyclin.
c. Gentamycin,Amoxycillin và Aureomycin. d. Erythromycin,
Clindamycin và Amynoglycosit
e. Erythromycin, gentamycin và amoxycillin.


12. Nhiều trực khuẩn Gram âm có cơ chế nhiễm sắc thể về đề kháng kháng sinh beta-lactamin bằng cách:
a. tiếp xúc với kháng sinh beta-lactam. b. vận chuyển Plasmit R.
c. tổng hợp các kháng sinh bất hoạt kháng sinh.
d. hình thành -lactamase. e. hình thành penicillinase 

13.Tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện quan trọng nhất trong các cầu khuẩn gram dương là:
a. S.aureus. b. liên cầu ruột. c.S.epidermidis.
d. Phế cầu. e. liên cầu tan máu .

14. Tụ cầu vàng đề kháng methicillin (MRSA.
a. hiện nay gặp chủ yếu ở châu âu b. gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển
c. gặp ở nhiều nơi trên thế giới d. gặp ở các nước công nghiệp
e. gặp ở các nước châu á

15. Liên cầu ruột được biết như là một tác nhân nhiễm trùng bệnh viện quan trọng gây nhiễm trùng:
a.đường hô hấp. b. đường máu.
c. đường tiểu. d. vết thương. e. đường tiêu hoá

16. Tác nhân gây nhiễm trùng hô hấp trong bệnh viện gần đây có tỷ lệ tử vong cao là
a. vi khuẩn lao b. virus hợp bào hô hấp
c. virus corona gây SARS d. tụ cầu vàng e. phế cầu

17. Ổ chứa vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện là 
a. chất thải của bệnh viện b. không khí trong môi trường bệnh viện
c. Nhân viên y tế, bệnh nhân và những người đến thăm  d. Các nguồn nước trong bệnh viện
e. Các dụng cụ y tế

18. Nhiễm trùng bệnh viện là hậu quả tương tác giữa hai nhân tố:
a. độc lực của vi sinh vật và sức đề kháng của người bệnh.
b. sự can thiệp của các phương tiện chẩn đoán và môi trường bệnh viện.
c. môi trường bệnh viện và sức đề kháng của người bệnh .
d.sự can thiệp chẩn đoán và độc lực của vi sinh vật. e. độc lực của vi sinh vật và môi trường bệnh viện.

19. Nhân tố làm cho sự nhiễm trùng đường tiểu thuận lợi nhất là:
a. đùng các thuốc ức chế miễn dịch . b. sức đề kháng của người bệnh giảm.
c. nhân viên bệnh viện tiếp xúc nhiều để chẩn đoán . d. đặt ống thông niệu đạo.
e. khám đường tiểu.

20. Ống thông niệu đạo chỉ được sử dụng :
a. để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu . b. để lấy nước tiểu xét nghiệm .
c. trong những trường hợp tuyệt đối cần thiết d. trong ngăn ngừa sự nhiễm trùng đi lên.
e. khi người bệnh yêu cầu.

21. Phương tiện chính gây nhiễm trùng bệnh viện là
a. tiếp xúc với ổ nhiễm trùng ở phòng bệnh. b. qua không khí ở phòng bệnh.
c. tiếp xúc với nhân viên bệnh viện. d. qua dụng cụ y tế và sàn nhà.
e.môi trường nhiễm trùng của bệnh viện.

22. Những nhân tố chính quyết định tỷ lệ bệnh và hậu quả của nhiễm trùng bệnh viện là:
a. tuổi, chứng bệnh, sức đề kháng, tình trạng sức khỏe.
b. chứng bệnh, tình trạng sức khỏe, giới tính, tình trạng miễn dịch. c.chứng bệnh, sự toàn vẹn của niêm mạc và da, tình trạng miễn dịch.
d. tuổi, chứng bệnh, sự toàn vẹn của niêm mạc và da, tình trạng miễn dịch.
e. chứng bệnh, tình trạng sức khỏe, tình trạng miễn dịch.

23. Phần lớn những nhiễm trùng vết thương gây nên bởi.
a. vi khuẩn ở trong không khí của phòng bệnh. b. vết thương sâu và đầy đất bụi.
c. vi khuẩn được trực tiếp đưa vào mô trong thời gian phẩu thuật.
d. vết thương dập nát và nhiều vết thương . e. vết thương không được chăm sóc hằng ngày

24. Bắt đầu sử dụng kháng sinh trước khi phẩu thuật một thời gian ngắn để: a.điều trị ổn định ổ nhiễm trùng. b. ngăn chặn nhiễm trùng lan tỏa.
c. phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ. d.điều trị nhiễm trùng vết mổ.
e. phẩu thuật nhanh chóng .

25. Nhiễm trùng vết bỏng, vết loét do nằm, loét ở da do tắc nghẻn tỉnh mạch hoặc động mạch là:
a. nhiễm trùng bệnh viện. b. nhiễm trùng ngoài da.
c. nhiễm trùng vết thương. d. nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm.
e. nhiễm trùng vết thương không mổ.

26. Những vết thương không mổ thường:
a. không gây nhiễm trùng bệnh viện. b. là vị trí của nhiễm trùng bệnh viện.
c. khó gây nhiễm trùng bệnh viện. d. là nhiễm trùng bệnh viện chiếm tỷ lệ cao.
e. không được bệnh nhân quan tâm.

27. Vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp gây viêm phổi trong nhiễm trùng bệnh viện thường xuất phát từ
a. máu bệnh nhân. b. môi trường bệnh viện.
c. tay nhân viên. d.hút các vi khuẩn hoặc các chất dịch, thức ăn từ họng sang.
e.không khí phòng bệnh.

28. Cho bệnh nhân bị viêm phổi nằm ở tư thế người bơi để phòng ngừa
a. hiện tượng hút ở bệnh nhân bị trơ. b. xuất hiện triệu chứng khó thở.
c. xãy ra phù phổi ở bệnh nhân suy tim. d. bệnh lây sang người khác .
e. phù nề phổi.

29. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới rất quan trọng trong nhiễm trùng bệnh viện vì
a. tỷ lệ mắc bệnh cao. b. điểu trị khó khăn. 
c. tỷ lệ tử vong cao. d. phòng ngừa khó khăn. e. tỷ lệ mắc bệnh cao.

30. Phần lớn những nhiễm trùng vết thường xuất hiện
a. 3 đến 7 ngày sau phẩu thuật. b. 2 đến 6 ngày sau phẩu thuật.
c. 4 đến 7 ngày sau phẩu thuật. d. 24 đến 48 giờ sau phẩu thuật.
e. 30 đến 60 giờ sau phẩu thuật.

31. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
a. không được thầy thuốc chú ý kịp thời. b. thường là nguyên nhân đưa đến tử vong.
c. thường phải điều trị trong thời gian dài . d. thường được điều trị với kháng sinh có kết qủa.
e.không được bệnh nhân quan tâm từ đầu.

32. Virus đường hô hấp là căn nguyên nhiễm trùng bệnh viện bao gồm
a. virus hợp bào đường hô hấp, virus cúm. b. virus sởi, virus á cúm.
c. virus quai bị, virus cúm. d. virus hợp bào đường hô hấp, virus rubêôn.
e. virus quai bị, virus á cúm.

33. Nhân viên bệnh viện thường nhiễm virus hô hấp của người bệnh và sự lây lan do
a. hit phải hoặc tiếp xúc trực tiếp qua niêm mạc các giọt chất tiết từ bệnh nhân
b. tiếp xúc với các dụng cụ cá nhân của người bệnh.
c. tiếp xúc với bệnh phẩm máu hoặc huyết thanh người bệnh
d. tiếp xúc với người nhà của bệnh nhân e. sử dụng phương tiện chẩn đoán và điều trị

34. Nhiễm trùng bỏng thường:
a. Khó điều trị lành trong một thời gian ngắn. b. do S.aureus gây nên.
c. do P. aeruginosa gây nên . d. do S.epidermidis gây nên.
e. đòi hỏi điều trị với những kháng sing thế hệ mới.

35. nhiễm khuẩn máu trong nhiễm trùng bệnh viện thường là:
a.loại vi sinh vật hiện diện trên da người bệnh. b. loại dịch chuyền sử dụng.
c. canuyn huyết quản bị nhiễm bẩn d. sức đề kháng của bệnh nhân.
e. sự thiếu chăm sóc của nhân viên y tế.

36. Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu do các loại dịch chuyền bị nhiễm bẩn
a. P. aeruginosa b. S. epidermidis, S. aureus, trực khuẩn Gram âm
c. Candida, Aspergillus d. Enterobacter, Serratia,
Citrobacter freundii
e. Streptococcus pyogenes, Salmonella enteritidis

37. Người bệnh có nhiều nguy cơ bị viêm gan B trong nhiễm trùng bệnh viện là:
a. người bệnh bị suy giảm miễn dịch.
b. người bệnh nhận chế phẩm của máu hoặc được thẩm phân lọc máu.
c. người bệnh chưa được tiêm vacxin phòng viêm gan B.
d. người bệnh được sử dụng nhiều phương tiện để chẩn đoán. e. người bệnh đã bị áp xe gan.

38. Nhiễm HIV trong bệnh viện thường do
a. không có vacxin phng bệnh. b. can thiệp chẩn đoán hay phẩu thuật ở bệnh viện .
c. bệnh không được phát hiện kịp thời. d. chuyền máu hoặc các sản phẩm của máu chưa xử lý.
e. nhđn viín y tế truyền cho người bệnh.

39. Kiểm tra nhiễm trng bệnh viện nhằm
a. làm giảm nguy cơ NTBV ở người bệnh và nhân viên y tế. b. xử lý thch hợp câc bệnh nhiễm trng
c. xác định và theo di những người bệnh bị bệnh có khả năng lây nhiễm cao
d. giảm đến mức tối thiểu tỷ lệ câc vi khuẩn khâng thuốc.
e. cải thiện tnh hnh chăm sóc cho người bệnh

40. Thực hiện rữa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh
a. Là một trong những biện pháp chủ yếu để phng ngừa nhiễm trng bệnh viện.
b. Để những bệnh nhiễm trùng dễ lây,
c. Là một biện pháp dịch tễ học để tránh ổ nhiễm trùng
d. Loại bỏ kịp thời nhiễm trng tay.
e. Câc chọn lựa trín.

41. Các biện pháp chủ yếu để kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện là:
a. Rửa tay b. Đảm bảo vô khuẩn tiệt khuẩn tốt
c. Cách ly người bệnh có nguy cơ lây nhiễm d. Vệ sinh môi trường bệnh viện tốt.
e. Các câu trên đều đúng.

42. Vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vết thương thường xuất phát từ:
a. dụng cụ phẫu thuật. b. da bệnh nhân.
c. môi trường phòng mổ. d. không khí. e. nhân viên phẫu thuật.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

This Blog is protected by DMCA.com

Online English Test
Series Cases of Gray' s anatomy (14th)

Dược lý - Dược lâm sàng

Bài giảng Tim mạch

Popular Posts

Blog Archive