PHẦN II
CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNH
I. Câu trả lời ngắn:
1. Các anh chị kể 3 loại hình thể cầu khuẩn gram (+) gây bệnh chính mà các anh chị học:
A............ B............. C.......
2. Anh chị kể 2 loại kháng nguyên của tụ cầu: A.......... B.............
3. Nêu 2 tiêu chuẩn chính dùng để xác định tụ cầu gây bệnh : A............. B..............
4. Hai tiêu chuẩn ít quan trọng, phụ thêm để chẩn đoán tụ cầu gây bệnh là: A.............. B.............
5. Nguồn tụ cầu ở trong thiên nhiên là ......A....... Sự lây nhiễm từ người này sang người khác là do ......B....... hoặc qua không khí.
6. Liên cầu gây 3 loại tan máu:
A......... B............ C..........
7. Cấu trúc kháng nguyên của liên cầu như sau:
A................. B................. C. ............... D.. ...............
8. Liên cầu tan máu beta tạo thành 2 loại dung huyết tố: A...............B.................
9. Cho ví dụ 3 men do liên cầu tiết ra: A............. B................ C. ...............
10. Liên cầu chia thành 4 nhóm là:
A........... B............... C. ............... D. ................
11. Hai biến chứng quan trọng của nhiễm trùng liên cầu A là: A................ B..................
12. Kể 2 loại cầu khuẩn gram (-) các anh chị học: A............... B.................
13. Não mô cầu có 2 kháng nguyên là: A.............. B.................
14. Nêu 2 phản ứng dùng để phân biệt phế cầu với liên cầu : A............... B................
15. Định type phage của tụ cầu có giá trị về .......A.......hoặc/ và .......B......
16. Tụ cầu tao thành 4 loại .......A........là ,,,, đây là các phẩm vật bản chất
......B......gây tan máu khác nhau ở hồng cầu động vật khác nhau.
17. Một số chủng tụ cầu tạo ra ......A........(nó đề kháng với nhiệt độ và men ở ruột) và chịu trách nhiệm trong bệnh sinh của........B......do tụ cầu.
18. Tất cả các chủng S. aureus đều sản xuất .....A......., nó là yếu tố quan trọng để........B........tụ cầu gây bệnh.
19. Ở môi trường .......A.......những chủng liên cầu nhóm......có vỏ tạo nên những khuẩn lạc ......B......
20 Kháng nguyên .......A.........được dùng đẻ chia liên cầu tan máu thành nhiều nhóm huyết thanh từ.....A......đến.......B..........
21. Căn cứ vào kháng nguyên ......A.......người ta chia........B.......thành nhiều type, trong đó type 12 gây bệnh rất nghiêm trọng.
22. Trong các trường hợp .....A.........người ta có thể xác định hiệu giá ASO trong máu bệnh nhân bằng phản ứng .......B........
23. Phế cầu là cầu khuẩn .....A......., hình ngọn nến xếp...B......, 2 đầu giống nhau nhìn vào nhau tạo thành hính số 8.
24. Dựa vào kháng nguyên vỏ polysaccharid phế cầu được chia thành
...A.....huyết thanh
II. Câu hỏi đúng sai:
25. Người ta chẩn đoán sớm viêm màng não mủ do não mô cầu bằng xác định kháng nguyên vỏ của vi khuẩn này trong dịch não tủy.
26. Ngoài gây tổn thương chủ yếu ở cơ quan sinh dục, lậu cầu còn gây viêm khớp cấp.
27. Phế cầu gây nhiễm khuẩn chủ yếu như viêm xoang, viêm tai, viêm kết mạc mắt.
28. Thử nghiệm để phân biệt phế cầu và liên cầu là bacitracin và optochin.
29. Các biến chứng của nhiễm liên cầu nhóm A xuất hiện khoảng 15 ngày sau khi nhiễm liên cầu.
30. Liên cầu D là thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột.
31. Liên cầu tan máu nhóm A là thành phần khuẩn chí đường hô hấp, gây bệnh khi xâm nhập van tim bất thường.
III. Câu hỏi ghép:
Các dữ kiện mang chữ A, B, C, D, E....sẽ được ghép với các câu dưới đây để có thông tin đúng, mỗi chữ chỉ dùng một lần hoặc không dùng lần nào cả.
A. S. aureus B. S. epidermidis C. Liên cầu tan máu A D. Phế cầu
E. Liên cầu ruột F. Liên cầu viridans G. N. gonorrhoea H. N. meningitidis
I. liên cầu lactic K. N. mucosa
1.vi khuẩn này là khuẩn chí ở đường tiêu hóa, nó có thể gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng đường tiểu.
2. có thể gây nhiễm khuẩn máu mà đường vào do đật catheter mạch máu, hoặc dụng cụ mạch máu hoặc van tim nhân tạo.
3. lây truyền qua tiếp xúc sinh dục, gây nhiễm trùng hệ sinh dục ở nam và nữ.
4. có thể gây tan máu, không phát triển ở nhiệt độ 45 oC, là vi khuẩn không gây bệnh.
4. gây viêm phổi thùy ở người, nhạy cảm với penicillin.
5. Một số typ huyết thanh A,B của vi khuẩn này có thể tạo ra enterotoxin và gây ngộ độc thức ăn.
6. Không có cacbohydrat C đặc hiệu nhóm, là tác nhân gây viêm nội tâm mạc bán cấp ở bệnh nhân có bệnh van tim.
7. Có thể phân biệt với các vi khuẩn khác nhóm bằng thử nghiệm nhạy cảm bacitracin.
8. Vi khuẩn này gây viêm màng não thành dịch, ngoài ra còn gây nhiễm khuẩn huyết mãn.
9. Là loại cầu khuẩn hoại sinh không gây bệnh.
IV. Câu hỏi 1/5:
1. Các cầu khuẩn sinh mủ:
a. đều gram (+) b. đều gram (-) trừ tụ cầu .
c. đều có oxidase d. đều gram (+) trừ Neisseria.
e. đếu có catalase.
2. Tụ cầu :
a. chỉ có ở cơ thể người. b. chỉ có ở cơ thể động vật
c. là thành viên ở khuẩn chí da hoặc niêm mạc tỵ hầu người.
d. chỉ có trong bụi, không khí và thực phẩm. e. không gây bệnh cho người.
3. Staphylococcus :
a. không di động. b. là trực khuẩn gram (+) .
c. di động. d. có tan máu kiểu anpha.
e. đòi hỏi các yếu tố phát triển X và V.
5. Staphylococcus aureus :
a. không có Catalase. b. lên men đường Mannit.
c. không gây các nhiễm trùng ở da. d. chủ yếu gây viêm niệu đạo cấp.
e. có kháng nguyên H.
6. Staphylococcus aureus :
a.có nội độc tố bản chất là lipopolysaccarit. b. có Streptolysin O.
c. thử nghiệm Optochin (+) . d. có Coagulaza.
e. có độc tố ruột dễ bị hủy bởi nhiệt và bị enzym ở ruột phá hủy.
7. Staphylococcus aureus tạo sắc tố tốt trên môi trường đặc:
a. ở 370C. b. ở 200C. c. ở 450C. d. ở 280C. e. ở 100C
8. Hyaluronidase của các chủng Staphylococcus aureus :
a. giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào. b. gây nên typ tan máu bêta.
c. gây hoại tử da tại chổ. d. tạo điều kiện cho vi khuẩn lan tràn sâu rộng vào các mô
e. làm vỡ cục máu thành những mảnh nhỏ.
9. Độc tố ruột:
a. có ở tất cả các chủng tụ cầu . b. chỉ có ở các chủng Staphylococcus epidermidis.
c. có ở chủng tụ cầu đề kháng với penicillin. d. chỉ có ở các chủng Staphylococcus saprophyticus
e. do một số chủng Staphylococcus aureus tạo thành.
10. Độc tố ruột của tụ cầu :
a. là loại độc tố dễ bị hủy bởi nhiệt. b. là một loại nội độc tố.
c. nó bị enzym ở ruột phá hủy. d. là nhân tố giết chết bạch cầu.
e. nó chịu nhiệt độ 1000C /30 phút và không bị enzym ở ruột tác dụng. 11.Một vài lọai hemolysin của tụ cầu :
a.gây nên typ tan máu anpha. b. làm vỡ cục máu thành những mảnh nhỏ.
c. gây hoại tử da tại chổ d.bản chất là lypoprotein. e.gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn nhiều nơi.
12. Tụ cầu thường xuyên gây nên:
a. nhọt đầu đinh, chốc lở. b. viêm phổi - màng phổi.
c. viêm tủy xương. d. viêm màng ngoài tim, viêm màng não.
e. các câu trên đều đúng.
13. Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu :
a. thường gặp ở bệnh nhân đã uống kháng sinh có hoạt phổ rộng.
b. là một chứng bệnh thường gặp ở bệnh viện, ở những người sức đề kháng giảm sút.
c. có các dấu hiệu như nôn mữa, ỉa chảy, không sốt, mau bình phục.
d. thường do các chủng tụ cầu có độc tố ruột gây nên.
e. thường do các chủng Staphylococcus epidermidis gây nên.
14. Ngộ độc thức ăn và viêm ruột cấp tính:
a. do các chủng S. saprophiticus gây nên. b. do các chủng tụ cầu không sinh độc tổuột gây ra.
c. do các chủng S. epidermidis gây nên. d. do các chủng tụ cầu có độc tố ruột gây nên.
e. do tụ cầu có các dấu hiệu như bệnh lỵ trực khuẩn
15. Tụ cầu được xem như là Staphylococcus aureus dưạ vào tiêu chuẩn sau:
a. lên men glucoza, có catalase. b. có tan máu, có độc tố ruột .
c. tạo săc tố vàng, có penicillinaza. d. có coagulaza, lên men đường manit.
e. có leucocidin và gây hoại tử da.
16. S. epidermidisvà S. saprophiticus có thể:
a. gây các bệnh ngoaì da như chốc lỡ, nhọt đầu đinh... b. tạo thành coagulaza.
c. gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiểm khuẩn trong phẩu thuật tim, mạch....
d. gây ngộ độc thức ăn. e. gây viêm ruột cấp tính.
17. Sự lây nhiễm tụ cầu từ người này sang người khác :
a. là qua đường sinh dục. b. qua đường rau thai.
c. là do tiếp xúc hoặ qua không khí. d. qua tuyến sữa.
e. qua vết đốt của côn trùng môi giới.
18. Staphylococcus aureus :
a. có thể sống ở môi trường nồng độ NaCl cao(9%). b. bị ly giải bởi mật hoặc muối mật.
c. có kháng nguyên C đặc hiệu nhóm.
d. mọc được ở môi trường chứa 40% muối mật. e. tạo vỏ axit hyaluronic.
19. Trong điều trị các bệnh do tụ cầu gây nên cần phải dựa vào kết quả làm kháng sinh đồ vì :
a. tụ cầu có nhiều loại hemolysin. b. tụ cầu thường gây nên các chứng bệnh nặng.
c. sự nhiễm trùng tụ cầu xãy ra ở những cơ thể sức đề kháng giảm sút.
d. nhiều chủng tụ cầu đề kháng với nhiều loại kháng sinh nhất là penicillin.
e. các bệnh do tụ cầu gây nên chưa có vacxin.
20. Liên cầu :
a. là cầu khuẩn gram (-) . b. có oxidase.
c. là cầu khuẩn gram (+) . d. có catalase. e. sinh nha bào.
21. Liên cầu :
a. có coagulaza. b.không di động, không tạo nha bào.
c. bị ly giải bởi mật hoặc muối mật.
d. nhạy cảm với optochin. e. có vỏ Polysaccharid. 22.Ở thạch máu liên cầu có thể:
a.có 3 type tan máu: anpha,beta,gama. b.tạo sắc tố vàng.
c. di động. d. tạo vỏ polypepetit. e. có khuẩn lạc dạng R.
23. Lancefield dựa vào đâu để chia liên cầu tan máu thành nhiều nhóm huyết thanh từ A đến O:
a. dựa vào kháng nguyên của vỏ axit hyaluronic. b. dựa vào khả năng nhạy cảm với bacitracin.
c.dựa vào kháng nguyên carbohydrat C ở vách tế bào.
d. dựa vào kháng nguyên M. e. dựa vào phẩm vật T.
24. Kháng nguyên vỏ axit hyaluronic:
a. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu nhóm A. b. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu nhóm B.
c. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu bêta. d. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu anpha.
e. tìm thấy ở vỏ liên cầu tan máu nhóm G.
25. Dựa vào kháng nguyên protein M người ta chia liên cầu tan máu nhóm A thành nhiều type , trong đó type gây bệnh nghiêm trọng là:
a. typ 55. b. typ tan máu bêta. c. typ 12. d. typ có độc lực cao.
e. typ 22.
26. Những chủng liên cầu tạo thành nhiều protein M :
a. thường thấy ở vỏ liên cầu tan máu nhóm A. b. thường có độc lực cao và đề kháng với thực bào.
c. thường liên quan đến độc lực của liên cầu viridans.
d. thường ít độc lực. e. thường mọc được ở môi trường chứa 40% muối mật.
27. Liên cầu tan máu bêta :
a. tạo thành dung huyết tố anpha và dung huyết tố bêta.
b. kích động tạo thành kháng Streptolysin S. c. tạo thành dung huyết tố gama và denta.
d. không tạo thành carbohydrat C. e. tạo thành Streptolysin O và Streptolysin S.
28. Streptolysin O:
a. không có tính chất sinh kháng.
b. kích thích hình thành kháng thể đặc hiệu nhưng hiệu giá rất thấp nên ít sử dụng trong chẩn đoán.
c. chịu trách nhiệm về vòng tan máu ở xung quanh khuẩn lạc ở thạch máu.
d. có tính sinh kháng mạnh, nó kích động tạo thành kháng Streptolysin O.
e. có tác dụng làm tan tơ huyết.
29. Việc định lượng kháng thể antistreptolysin O ASO)
a.có giá trị trong chẩn đoán bệnh do liên cầu tan máu bêta nhóm A gây ra.
b. có giá trị trong chẩn đoán bệnh do liên cầu viridans gây ra.
c. không có giá trị trong chẩn đoán bệnh do liên cầu gây ra.
d. cho phép chia liên cầu tan máu thành nhiều nhóm.
e. là một phương pháp để phân biệt liên cầu A với các nhóm khác.
30. Một chế phẩm chứa streptokinaza và streptodornaza được dùng để:
a. phân biệt liên cầu với các cầu khuẩn khác.
b. làm lỏng dịch ngoại tiết đặc giúp cho kháng sinh đến chỗ nhiễm trùng .
c. thủy phân chất cơ bản của mô liên kết giúp cho vi khuẩn lan tràn.
d. chẩn đoán bệnh do liên cầu gây ra. e. chia liên cầu tan máu nhóm A thành nhiều typ.
31. Liên cầu viridans:
a. gây bệnh tinh hồng nhiệt thường gặp ở trẻ em trên 2 tuổi ở các nước ôn đới.
b. là thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột người và động vật.
c. gây viêm màng trong tim chậm Osler, nhiễm trùng màng não hoặc đường tiểu.
d. gây ra các chứng viêm cầu thận cấp hoặc thấp khớp cấp.
e. tổng hợp cacbohydrat C đặc hiệu nhóm N.
35. Các tác nhân liên cầu nào sau đây có thể để lại các di chứng nghiêm trọng như viêm cầu thận cấp vàthấp khớp cấp:
a. liên cầu A. b. liên cầu B. c. liên cầu C,G.
d. liên cầu ruột. e. liên cầu nhóm A,B,C,G và D.
36. Đặc điểm của nhiểm khuẩn liên cầu A là:
a. chúng chỉ gây bệnh lúc đến xâm nhiễm van tim không bình thường.
b. sự xuất hiện các di chứng: viêm màng não, viêm phổi.
c. thường gặp ở trẻ còn bú và người già trên 60 tuổi.
d. sự xuất hiện các di chứng: viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp.
e. các kháng thể ASO và ASK có khả năng bảo vệ cơ thể.
37. Một thử nghiệm để nhận biết liên cầu A là:
a. thử nghiệm bacitracin. b. thử nghiệm Neufeld.
c. thử nghiệm optochin. d. thử nghiệm catalase. e. thử nghiệm oxidase.
38. Để định nhóm A của liên cầu tan máu bêta, có thể sử dụng :
a. thử nghiệm trung hòa enzym. b. thử nghiệm đồng ngưng kết.
c. thử nghiệm bacitracin. d. môi trường chứa 6,5% NaCl và 40% muối mật.
e. cấu trúc kháng nguyên của vỏ axit hyaluronic.
39. Trong nhiều loại kháng thể tạo thành trong đáp ứng miễn dịch với bệnh liên cầu tan máu cấp:
a. chỉ có kháng thể kháng streptolysin O có khả năng bảo vệ cơ thể.
b. chỉ có kháng thể kháng streptokinaza có khả năng bảo vệ cơ thể.
c. chỉ có kháng thể M đặc hiệu typ có khả năng che chở chống lại sự nhiễm trùng .
d. chỉ có kháng thể kháng streptohyaluronidaza có khả năng bảo vệ cơ thể.
e. không có loại kháng thể nào có khả năng che chở chống lại sự nhiễm trùng .
40. Tác nhân liên cầu nào sau đây có thể gây viêm họng, eczema nhiễm khuẩn ở trẻ em, chốc lở, viêm quầng ở người lớn.
a. liên cầu ruột. b. liên cầu viridans.
c. liên cầu lactic. d. liên cầu A. e. liên cầu O. 41.Phế cầu:
a. là trực khuẩn gram (+), đứng đôi. b. là vi khuẩn di động
,có vỏ.
c. là vi khuẩn có catalase. d. là vi khuẩn sinh nha bào.
e. là cầu khuẩn gram (+) , hình ngọn nến.
42. Phế cầu:
a. bị ly giải bởi mật hoặc muối mật. b. gây tan máu bêta.
c. có kháng nguyên vỏ bản chất polypeptit. d.không gây tan máu ở thạch.
e. có oxidase.
43, Phế cầu :
a. là thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột người.
b. mọc được ở môi trường chứa 40% muối mật. c. đề kháng với optochin.
d. trong bệnh phẩm hay trong môi trường giàu protein thì có vỏ.
e. dễ chẩn đoán nhầm lẫn với chủng liên cầu tan máu tạo vỏ axit hyaluronic.
44. Phế cầu được xem là một tác nhân chủ yếu:
a. gây viêm đường tiết niệu. b. gây nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới.
c. gây viêm dạ dày- ruột. d. gây viêm màng trong tim cấp.
e. gây viêm đường sinh dục.
45. Phế cầu là một tác nhân thường:
a. gây các nhiễm khuẩn ngoài da. b. đề kháng với nhiều kháng sinh .
c. gây viêm màng não mủ ở người nhất là trẻ em.
d.đòi hỏi các yếu tố phát triển X và Y. e. gây viêm màng não nước trong ở người lớn.
46. Chẩn đoán phân biệt phế cầu với liên cầu tan máu alpha căn cứ vào:
a. thử nghiêm optochin. b. thử nghiệm bacitracin.
c. thử nghiệm catalase. d. thử nghiệm neufeld.
e. thử nghiệm optochin và neufeld. 47.Vỏ của phế cầu :
a. có khả năng cản trở tác dụng của thuốc kháng sinh . b. được tạo thành khi vi khuẩn ở pha R.
c. là một kháng nguyên chung cho tất cả các phế cầu. d.bản chất là polysaccarit
e. nó giống như carbohydrateC của liên cầu .
48. Trong chẩn đoán phế cầu, thử nghiệm optochin dương tính khi đường kính của vòng ức chế ( điẫ optochin có đường kính 6mm):
a. > 14mm. b. < 14mm. c. bất kể kích thước nào.
d. bằng 0mm. e. lớn hơn hoặc bằng 24mm.
49. Lúc trở nên già phế cầu có thể :
a. là vi khuẩn gram (-) và sinh nha bào. b. chuyển sang pha R và có catalase.
c. không bắt màu gram và có xu hướng tự ly giải. d. bị giảm độc lực và có khả năng di động.
e.đề kháng với mật hoặc muối mật và với optochin
50. Phế cầu mọc tốt ở các môi trường giàu chất dinh dưỡng:
a. có pH kiềm. b. trong khí trường 5-10% CO2.
c. ở nhiệt độ thích hợp là 280C. d. có nồng độ NaCl cao( 9%) .
e. có etylhydrocuprein.
51. Neisseria:
a. là những cầu khuẩn gram (+), không di động, song cầu hình hạt cà phê.
b. là những trực khuẩn gram (-) ,di động.
c. là những cầu khuẩn gram (-) , không di động, song cầu, hình hạt cà phê.
d. là nhũng song cầu, gram (-) , di động, , hình hạt cà phê.
e. là nhũng vi khuẩn gram (+) , sinh nha bào.
52. Hầu hết các vi khuẩn Neisseria hiếu khí đều:
a. có catalase và có oxidase. b. có catalase và không có oxidase.
c. không có catalase và có oxidase. d. không có catalase và oxidase.
e. có vỏ.
53. Trong bệnh viêm niệu đạo cấp do lậu cầu, trên phiến đò nhuộm gram thấy:
a. song cầu gram âm nằm trong bạch cầu đa nhân và một số ít nằm ngoài tế bào
.
b. rất ít vi khuẩn nội bào, hầu hết vi khuẩn nằm ngoài tế bào .
c. ít bạch cầu đa nhân, vi khuẩn thường nằm ngoài tế bào .
d. song cầu gram (+) nằm bên trong hoặc bên ngoaì bạch cầu đa nhân.
e. rất nhiều bạch cầu đa nhân nhưng không thấy có song cầu gram (-) .
54. Lậu cầu:
a. tương đối chịu nhiệt và thuốc sát khuẩn hơn những vi khuẩn khác .
b. rất dễ chết khi ra khỏi cơ thể. c. có ngoại độc tố.
d. không có oxidase. e. không lên men glucoza.
55. Ở nhiệt độ phòng lậu cầu chết trong:
a. 1 tháng. b. 1 năm. c. 1 tuần d. 1-2 ngaỳ. e. 1-2 giờ
56. Cầu khuẩn lậu:
a. chỉ tìm thấy ở người, không tìm thấy ở thiên nhiên.
b. có ổ chứa tự nhiên. c. tìm thấy ở người và động vật.
d.c ó khắp nơi trong không khí e. là vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc.
57. Cầu khuẩn lậu gây bệnh cho người do:
a. lây truyền trực tiếp theo đường hô hấp. b. lây truyền theo đường tiêm truyền máu.
c. lây truyền trực tiếp theo đường sinh dục, đường da, niêm mạc, kết mạc.
d. lây truyền theo đường tiêu hóa.
e. lây gián tiếp qua không khí, bụi, quần áo, thức ăn, bàn tay của người chăm sóc bệnh nhân.
58. Cầu khuẩn lậu:
a. gây viêm niệu đạo ở đàn ông và đàn bà.
b. gây nhiễm khuẩn ở những bộ phận khác của đường sinh dục.
c. gây ra các biến chứng khác như thấp khớp do lậu, nhiễm khuẩn huyết.
d. gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do nhiễm khuẩn khi lọt qua đường sinh dục của người mẹ bị bệnh lậu.
e. các câu trên đều đúng.
59. Tính chất lên men đường glucoza, saccaroza, maltoza của Neisseria gonorrhoeae:
a. glucoza (+), maltoza (+), saccaroza(-). b. glucoza (-), maltoza (-), saccaroza(-).
c. glucoza (+), maltoza (+), saccaroza(+). d. glucoza (+), maltoza (-), saccaroza(-).
e. glucoza (-), maltoza (+), saccaroza(+).
60. Lậu cầu dễ chết trong:
a. dung dịch nitrat bạc 1%. b. dung dịch nitrat bạc 5% c. dung dịch nitrat bạc 10%
d. dung dịch nitrat bạc 15% d. dung dịch nitrat bạc 20%
61. Một bệnh phẩm mủ ở bộ phận sinh dục, khi nhuộm gram nếu thấy:
a. có nhiều bạch cầu đa nhân củng đủ để xác định là mắc bệnh lậu .
b. có nhiều song cầu gram (-) nằm trong bạch cầu đa nhân thì có giá trị chẩn đoán cao.
c. có các cầu khuẩn gram (+) nằm ngoài tế bào thì có giá trị chẩn đoán bệnh lậu.
d. có cá trực khuẩn gram (+) và gram (-) thì xác định là mắ bệnh lậu.
e. nhiều bạch cầu đa nhân và trực khuẩn gram (-) thì có giá trị chẩn đoán bệnh lậu.
63. Não mô cầu:
a. phần lớn chủng tạo vỏ polysaccharit. b. không có oxidase.
c. không lên men maltoza. d. thường sống ở ruột người.
e. không lên men glucoza.
64. Sau khi ra khỏi cơ thể não mô cầu:
a. chết trong 10 phút. b. tồn tại được vài ngày.
c. chỉ sống được 3-4 giờ. d. tồn tại được vài tuần.
e. sống được vài tháng.
65. Dựa vào đâu để chia não mô cầu thành nhiều nhóm A,B,C,...W-135, X, Y, Z ?
a. dựa vào sự lên men glucoza, maltoza, saccaroza.
b. dựa vào kháng nguyên vỏ polysacarit. c.dựa vào khả năng gây tan máu ở thạch máu.
d.d ựa vào kháng nguyên protein ở vách. e. dựa vào khả năng gây bệnh cho người.
66. Não mô cầu có các thành phần kháng nguyên sau:
a. carbohydrat C đặc hiệu nhóm b. polysaccarit vỏ đặc hiệu nhóm
c. polysaccarit vỏ đặc hiệu nhóm d. carbohydrat C đặc hiệu nhóm và protein M đặc hiệu typ
e. polysaccarit vỏ đặc hiệu nhóm và polysaccarit vỏ đặc hiệu nhóm
67. Não mô cầu:
a. thường sống ở vùng tỵ hầu của người mà không gây nên triệu chứng .
b. có ngoại độc tố . c. thường gây nhiễm khuẩn huyết.
d. là loại vi khuẩn ký sinh ở người và động vật. e. lây truyền qua đường sinh dục.
68. Não mô cầu gây bệnh:
a. viêm màng não mủ. b. gây viêm đường tiết niệu.
c. gây các nhiễm khuẩn ngoài da. d. gây viêm dạ dày -ruột cấp
e. gây viêm cầu thận cấp.
69. Bệnh viêm màng não tủy do não mô cầu lây truyền theo :
a. đường hô hấp. b. đường tiêu hóa. c. đường tiêm truyền máu
d. đường sinh dục. e. đường tiêm chích ma túy.
70. Chẩn đoán bệnh viêm màng não tủy do não mô cầu trong giai đoán sớm bằng cách phát hiện:
a. kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân. b. kháng nguyên polysaccarit trong máu.
c. kháng thể kháng não mô cầu trong nước não tủy.
d. kháng nguyên protein trong nươc não tủy. e. kháng nguyên polysaccharit trong nước não tủy.
71. Tìm kháng nguyên polysaccarit của não mô cầu trong nước não tủy bằng kỷ thuật:
a. ngưng kết. b. miễn dịch đối lưu với kháng thể mẫu.
c. kết hợp bổ thể. d. Kết tủa. e. đồng ngưng kết.
72. Ở một số nước đã sử dụng vacxin phòng bệnh do não mô cầu gây ra, đó là:
a. vacxin protein vách nhóm A và C. b. vacxin giải độc tố.
c. vacxin polysaccharit vỏ nhóm A, C, Y và W-135.
d. vacxin sống giảm độc lực phối hợp tất cả các nhóm. e. vacxin chết phối hợp tất cả các nhóm.
73. Khả năng lên men đường của não mô cầu là:
a. glucoza (+), maltoza (-), saccaroza(-). b. glucoza (-), maltoza (-), saccaroza(-).
c. glucoza (+), maltoza (+), saccaroza(+). d. glucoza (-), maltoza (+), saccaroza(+).
e. glucoza (+), maltoza (+), saccaroza(-).
74. Streptodornaza của liên cầu có khả năng:
a. thủy phân tơ huyết và những protein khác . b.giết chết bạch cầu của nhiều loại động vật.
c. gây nên typ tan máu bêta. d. thủy phân DNA do đó làm lỏng mủ.
e. thủy phân chất cơ bản của mô liên kết.
75. Streptokinaza của liên cầu được sử dụng để :
a. phân loại liên cầu . b. điều trị những trở ngại do đông máu gây nên.
c. chia liên cầu tan máu A thành nhiều typ. d. làm disk test.
e. thực hiện phản ứng Schultz - Charton.
76. Độc tố sinh đỏ của liên cầu :
a. gây nổi ban trong bệnh tinh hồng nhiệt.
b. được tạo thành lúc vi khuẩn bị xâm nhiễm bởi một phage độc lực.
c. lúc tiêm vào da của trẻ em nó không gây nên phản ứng đỏ da tại chổ.
d. là do các chủng streptococcus faecalis sinh ra. e. là do các chủng liên cầu viridans sinh ra.
77. Coagulaza của S.aureus:
a. là nhân tố giết chết đại thực bào . b. gây hoại tử da tại chổ.
c. giúp cho vi khuẩn chống lại sự thực bào d. làm tan tơ huyết.
e. được tạo thành lúc vi khuẩn bị xâm nhiễm bởi một phage ôn hòa. 78.Khả năng gây bệnh của tụ cầu là do vi khuẩn :
a. tiết ra coagulaza. b. sinh ra độc tố ruột.
c. tiết ra dung huyết tố. d. tiết ra staphylokinaza, hyaluronidaza, nucleaza, lipaza
e. phát triển và lan tràn rộng rãi trong mô cũng như tạo thành nhiều độc tố và enzym.
79. Nhân tố Leucocidin của các chủng S.aureus.
a. gây nên typ tan máu bêta. b. làm đông huyết tương người và thỏ,
c. gây nên các bệnh đường tiêu hóa.
d. có khả năng giết chết bạch cầu đa nhân và đại thực bào. e. được phân chia thành các nhóm.
80.S.epidermidis và S. saprophyticus.
a. không có catalase. b. không có coagulaza.
c. là cầu khuẩn gram (-) . d. sinh nha bào. e. có oxidase.
HỌ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
I. Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Nêu những đặc tính chủ yêu của họ vi khuẩn đường ruột . A....... B........... C............ D............
2. Kể tên những kháng nguyên của họ vi khuẩn đường ruột . A.......... B............ C..............
3. Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae là những trực khuẩn......A..... không sinh.....B.
4. Tên các nhóm E.coli gây bệnh tiêu chảy cho người: A.......... B........... C........... D...........
5. Sau khi độc tố ruột chịu nhiệt (ST) gắn với thụ thể của tế bào niêm mạc ruột, ST sẽ ......A.....guanincyclaza trong tế bào niêm mạc ruột, dẫn đến sự gia tăng.....B.......và gây ra tình trạng ......C.......ở ruột.
6. Tên các nhóm Shigella.
A.......... B........... C........... D........
7. Người ta căn cứ vào cấu trúc kháng nguyên ........A.......và một số tính chất sinh hóa ra để chia Shigella làm........B........
8. Shigella và EIEC gây bệnh bằng cơ chế.......A......
9. Trong bệnh lỵ trực khuẩn,.......A.....không tìm thấy vi khuẩn bệnh phẩm để chẩn đoán Shigella chủ yếu là.....B.........
10. Salmonella hầu hết đều có ...A......,vì vậy có khả năng....B....
11. Tính chất SVHH chủ yếu để phân biệt Shigella và Salmonella là: A......... B....... C.........
12. Các kháng nguyên của Salmonella . A......... B.......... C...........
13. Các nhóm Salmonella gây bệnh thương hàn cho người. A.......... B............ C.......... D............
14. Trong bệnh thương hàn, nguồn lan truyền bệnh quan trọng là.....A......
15. Nêu 3 nguyên tắc cấy máu. A.......... B............ C...........
16. Chẩn đoán bệnh thương hàn trong tuần lễ đầu bằng....A......., từ tuần lễ th 2 trở đi bằng ......B....... và ......C......
17. Klebsiella là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện gọi là....A.......
18. Các bệnh do Klebsiella có thể gây ra chủ yếu . A.......... B........... C.........
19. Đặc tính cơ bản nhất về hình thái của Proteus là......A......., .....B.......
20. Hai tính chất sinh vật hóa học quan trọng nhất của Proteus là.....A......và
.....B....
II. Câu hỏi đúng sai:
1. Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae chỉ gây bệnh ở đường tiêu hóa.
2. Tất cả các vi khuẩn đường ruột đều có kháng nguyên lông H.
3. E.coli là một thành viên của khuẩn chí bình thường ở đường tiêu hóa.
4. E.coli là một loại vi khuẩn đề kháng nhiều loại kháng sinh .
5. Shigella là những trực khuẩn gram (-) không có lông nên không có khả năng di động.
6. Trực khuẩn Shiga có một ngoại độc tố, tác dụng hoàn toàn giống với độc tố ruột của ETEC.
7. Shigella chỉ gây bệnh ở đường tiêu hóa.
8. Nguồn lây bệnh quan trọng của bệnh thương hàn là người lành mang vi khuẩn .
9. Cơ chế gây bệnh chính của Salmonella là bằng nội độc tố.
10. Klebsiella là trực khuẩn gram (-) ,có vỏ.
11. Khi nuối cấy trên môi trường thạch dinh dưỡng, khuẩn lạc Proteus rất lớn, lan rộng hình gợn sóng và có mùi hôi đặc biệt.
12. Proteus là tác nhân gây bệnh cơ hội.
13. E.coli là căn nguyên chủ yếu nhất trong các căn nguyên vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, nhiễm khuẩn huyết.
14. Shigella là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện, không mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
15. Bệnh thương hàn là tình trạng nhiễm khuẩn huyết và nhiễm nội độc tố.
16. Những “nhiễm trùng cơ hội” xảy ra chủ yếu ở cộng đồng và trên người bệnh.
17. Klebsiella pneumoniae là loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội.
III. Câu hỏi 1/5.
1. Enterobacteriaceae :
a. là những vi khuẩn ký sinh, bình thường có ở ruột người.
b. là những trực khuẩn gram (-) . c. là những trực khuẩn gram (+) .
d. có oxidase dương tính. e. là các enterococci.
2. Các chủng vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae đều:
a. có khả năng di động. b. có tính chất kỵ khí tuyệt đối.
c. có lông xung quanh thân hoặc ở một đầu vi khuẩn .
d. là những chủng hiếu khí tuyệt đối. e. có tính chất hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện.
3. Các Enterobacteriaceae .
a. sử dụng glucoza bằng hình thức lên men.
b. không sử dụng glucoza bằng hình thức lên men. c. sử dụng glucoza bằng hình thứcc oxy hóa.
d. sử dụng glucoza bằng hình thức lên men, có sinh hơi hoặc không có sinh hơi.
e. sử dụng glucoza bằng cả 2 hình thức lên men và oxy hóa.
4. Các chủng vi khuẩn Enterobacteriaceae không bao giờ
a. lên men lactoza. b. có ureaza. c. tạo thành H2S.
d. di động. e. sinh nha bào.
5. Tác nhân nào sau đây là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ tại các nước đang phát triển.
a. E.coli gây xuất huyết ruột(EHEC.. b. Yersinia enterrocolitica.
c. Salmonella typhi d. EIEC. e.E.coli sinh độc tố ruột (ETEC..
6. Những chủng thuộc họ Enterobacteriaceae có tính chất di động thì.
a. có nhiều lông ở xung quanh thân tế bào vi khuẩn .
b. có một lông ở một đầu tế bào vi khuẩn . c. có một chùm lông ở một đầu tế bào vi khuẩn .
d. có lông ở 2 đầu tế bào vi khuẩn . e. nhờ sự uốn lượn củ các vòng xoắn trong thân vi khuẩn.
7. Hầu hết các Enterobacteriaceae đều có :
a. ngoại độc tố . b.độc tố ruột c. nội độc tố .
d. dung huyết tố. e. cả nội độc tố và ngoại độc tố
8. Các tác nhân vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở người bằng cơ chế xâm nhập và phá hủy các tế bào niêm mạc ruột là:
a. E.coli, Proteus, salmonella, Shigella. b. Salmonella, V.cholerae, EPEC, H.pylori.
c. ETEC, Shigella, EHEC, C.jejuni. d. Shigella, EIEC, Salmonella, C.jejuni.
e.EAEC, Proteus, H.pylori, V.cholerae.
9. Các vi khuẩn nào sau đây là tác nhân gây tiêu chảy cấp ở người bằng cơ chế sinh độc tố ruột:
a. EPEC, EHEC, Shigella. b. Salmonella, EIEC, V.cholerae.
c. ETEC, V.cholerae 01. d. V.parahaemolyticus, ETEC.
e. Yersinia enterrocolitica, C.jejuni.
10. Escherichia coli.
a. là trực khuẩn gram (-) , không di động, không vỏ. b. là trực khuẩn gram (+) , di động có vỏ .
c. là vi khuẩn hình bầu dục, gram (-) , sinh nha bào. d. là vi khuẩn gram (+),di động, sinh nha bào
e. là trực khuẩn gram (-), di động, một số chủng có vỏ.
11. E.coli:
a. mọc dễ dàng ở các môi trường nuôi cấy thông thường.
b.chỉ moc trên các môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch máu c.đòi hỏi môi trường có các yếu tố phát triển X và V.
d. chỉ mọc trong các môi trường kỵ khí, e. đòi hỏi một khí trường có 5-10% CO2.
12. Nhóm E.coli gây bệnh tiêu chảy ở người lớn với những triệu chứng bệnh lý giống tiêu cháy do Shigella là:
a. EPEC. b.ETEC. c.EHEC. d.EIEC. e.EAEC
13. Loài vi khuẩn đường ruột nào sau đây có khả năng tạo H2S
a. E.coli. b. Klebsiella pneumoniae.
c. Proteus rettgeri. d. Shigella dysenteriae. e.Salmonella typhi.
14. IMVIC của E.coli là:
a. Indol (+), đỏ metyl(+), VP (-), Citrat (+). b. Indol (-), đỏ metyl(-), VP (+), Citrat (+).
c. Indol (+), đỏ metyl(+), VP (-), Citrat (-). d. Indol (-), đỏ metyl(+), VP (-), Citrat (-).
e. Indol (-), đỏ metyl(+), VP (-), Citrat (+).
15. Loài vi khuẩn nào sau đây có khả năng phân giải được ure.
a. Salmonella. b. Shigella,. c. E.coli.
d. Proteus e.Yersinia pestis
16. Loài vi khuẩn nào sau dây có khả năng lên men lactoza.
a. Shigella flexneri. b. E.coli. c. Proteus mirabilis.
d. Salmonella paratyphi A. e. Yersinia pestis
17. Nhóm E.coli gây bệnh tiêu cháy cấp ở người giống triệu chứng do V.chlerae 01 gây ra là:
a. ETEC. b.EPEC. c.EIEC. d.EHEC. e.EAEC
18. EPEC thường gây tiêu chảy cấp ở l a tuổi nào?
a. người lớn. b. trẻ nhỏ <5tuổi. c. người già.
d. Trẻ nhỏ < 1tuổi. e. Trẻ lớn.
19. Các tác nhân vi khuẩn gây viêm màng não mũ ở người thường gặp là:
a. E.coli, proteus, Pseudomonas. Shigella. b. Não mô cầu, phế cầu, Klebsiella , salmonella .
c. H.influenzae, tụ cầu, não mô cầu, Yersinia pestis.
d. Não mô cầu, phế cầu, H.influenzae, E.coli. e. E.coli, proteus, phế cầu, vi khuẩn lao.
20. Các tác nhân vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu ở người thường gặp là:
a. Proteus, lậu cầu, Klebsiella ,Salmonella . b. E.coli, Pseudomonas. aeruginosa, liên cầu D, Proteus .
c. Liên cầu D, lậu cầu, tụ cầu, Shigella. d. Klebsiella , vi khuẩn lao, Pseudomonas aeruginosa,, EIEC.
e. Salmonella entertidis, E.coli, tụ cầu, liên cầu viridans.
21. Loại vi khuẩn nào sau đây không di động và không lên men lactoza
a. Salmonella typhi. b.E.coli. c. Proteus.
d. Shigella. e. Klebsiella .
22. Người ta dựa vào những tính chất gì để chia Shigella thành 4 nhóm
a. tính đặc hiệu của kháng nguyên H. b. Khả năng lên men lactoza
c. khả năng sinh ngoại độc tố . d. khả năng lên men Mannitol.
e. tính đặc hiệu của kháng nguyên O và một số tính chất sinh vật hóa học.
23. Typ huyết thanh Shigella có ngoại độc tố là:
a. Shigella flexneri 2a. b. Shigella boydii 1.
c. Shigella dysenteriae 1. d. Shigella sonnei.
e. Shigella dysenteriae 3.
24. Ở Việt Nam, Shigella hay gây bệnh lỵ trực khuẩn nhiều nhất là:
a. Shigella sonnei và Shigella dysenteriae. b. Shigella boydii và Shigella flexneri
c. Shigella sonnei và Shigella boydii d. Shigella dysenteriae và Shigella boydii
e. Shigella flexneri và Shigella dysenteriae.
25. Khả năng gây bệnh của Shigella có liên quan trực tiếp đến :
a. sự xâm nhập vào các hạch mạc treo ruột.
b. sự xâm nhập vào máu. c. tính xâm nhập vào tế bào .
d. sự đề kháng kháng sinh . e. khả năng sinh độc tố ruột giống như ETEC.
26. Bênh lỵ trực khuẩn lây từ người này sang người khác :
a. qua đường hô hấp. b. qua bàn tay bẩn và thức ăn uống bị nhiễm phân..
c. qua đường tiêm truyền. d. qua đường sinh dục.
e. qua vết đốt của côn trùng môi giới.
27. Shigella được đào thải ra ngoại cảnh chủ yếu theo:
a. Nước tiểu. b. nước bọt, c. phân.
d. tinh dịch. e. dịch nhầy đường thở.
28. Hoạt tính sinh học chủ yếu của ngoại độc tố của trực khuẩn Shiga là:
a. hoạt hóa adenylcyclaza của tế bào biểu mô ruột.
a. làm tăng hàm lượng AMP vòng trong tế bào biểu mô ruột.
c. tác dụng độc đối với tế bào biểu mô ruột .
d. tác dụng độc đối với tế bào thần kinh ở ruột. e. tác dụng độc đối với tế bào cơ tim.
29. Bệnh phẩm chủ yếu dùng để phân lập Shigella là:
a. Phân. b. Máu. c. nước tiểu.
d. đàm. e. chất lấy khi mổ tử thi.
30. Trực khuẩn gram (-) , di động, không lên men lactoza, ureaza (-), H2S dương tính, ta hướng về loại:
a, Shigella . b. E.coli. c. Proteus.
d. Salmonella . e. Klebsiella .
31. Loại vi đường ruột nào sau đây có tính chất : di động, lên men lactoza, ureaza đều (-).
a. E.coli. b. Proteus. c. Klebsiella . d. Salmonella . e Shigella
32. Ở Việt Nam bênh thương hàn thường do typ huyết thanh Salmonella nào là chủ yếu:
a. Salmonella paratyphi B. b. Salmonella paratyphi A.
c. Salmonella typhi . d. Salmonella paratyphi C. e.Sa typhimurium.
33. Typ huyết thanh Salmonella hay gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn cho người là:
a. Salmonella cholerae suis và salmonella typhi. b. Salmonella enteritidis và Salmonella paratyphi A.
c. Salmonella typhimurium và Salmonella paratyphi B.
d. Salmonella enteritidis và Salmonella typhimurium
e. Salmonella paratyphi C và Salmonella cholerae suis
34. Độc tố của Salmonella typhi:
a. là một phức hợp lipopolysaccarit. b. là nội độc tố .
c. được giải phóng ra khi vi khuẩn bị dung giải.
d. không bị nhiệt phá hủy. e. các câu trên đều đúng.
35. Đối với bệnh thương hàn trong tuần lễ đầu nếu bệnh nhân chưa dùng kháng sinh thì phương pháp chẩn đoán vi sinh vật có giá trị cao hơn cả là:
a. cấy phân . b. cấy máu, c. cấy nước tiểu.
d. phản ứng Widal . e. cấy phân,cấy máu và làm phản ứng Widal.
36, Cấy phân là biện pháp duy nhất để:
a. chẩn đoán bệnh thương hàn . b. xác định người lành mang Salmonella .
c. chẩn đoán bệnh do Salmonella gây ra.
d. phân lập vi khuẩn trong bênh nhiểm khuẩn nhiễm độc thức ăn.
e. Câu b và d đúng.
37. Phản ứng huyết thanh Widal là:
a. phản ứng ngưng kết trực tiếp. b. phản ứng ngưng kết gián tiếp.
c. phản ứng ngưng kết thụ đọng. d. phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động.
e. phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động đảo ngược.
38. Khi nghi ngờ một trường hợp mắc bệnh thương hàn thì phải làm các xét nghiệm vi sinh vật nào để chẩn đoán :
a. cấy máu,cấy phân. b. cấy phân, phản ứng Widal.
c. Cấy máu. d. phản ứng Widal.
e.cấy máu, cấy phân, phản ứng Widal.
39. Trong bệnh thương hàn ,các Salmonella :
a. xâm nhập vào các tế bào thần kinh ở ruột. b. xâm nhập và nhân lên trong các tế bào biểu mô ruột.
c. xâm nhập và nhân lên trong các hạch mạc treo ruột.
d. xâm nhập vào tế bào thần kinh trung ương. e. Câu b và c đúng.
40 Độc tố của Salmonella typhi:
a. hoạt hóa adenylcyclza của tế bào biểu mô ruột . b.làm tăng AMP vòng trong tế bào
c. kích tích thần kinh giao cảm ở bụng, gây thương tổn mảng Peyer. d. có bản chất là protein.
e. được tiết ra trong quá trình nhân lên của vi khuẩn .
41. Độc tố của trực khuẩn thương hàn theo máu đến kich thích trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba.
a. gây ra trạng thái sốt. b. gây trạng thái li bì kiểu thương hàn .
c. gây trạng thái mạch và nhiệt độ phân ly, d. gây các biến chứng trụy tim mạch.
e. các câu trên đều đúng.
42. Trong bệnh thương hàn .
a. vi khuẩn từ các hạch mạc treo vào máu gây nhiểm khuẩn huyết .
b. vi khuẩn từ vết đót của côn trùng môi giới vào máu.
c. vi khuẩn cư trú tại ruột không bao giờ đi vào máu.
d. vi khuẩn cư trú tại các hạch mạc treo ruột tiết ra ngoại độc tố vào máu.
e. vi khuẩn gây ra các thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột già.
43. Chữa bệnh thương hàn chủ yếu là:
a. bồi phụ nước và điện giải kịp thời cho bệnh nhân.
b. dùng kháng độc tố để trung hòa độc tố của thương hàn .
c. sử dụng kháng sinh hợp lý, đề phòng sốc do nội độc tố .
d. điều trị dự phòng bằng vacxin T.A.B. e. điều trị bằng phage.
44. Klebsiella pneumoniae:
a. là trực khuẩn gram (+) . b. là cầu khuẩn gram (-) . c. có vỏ , di động.
d. không di động, sinh nha bào e. còn được gọi là trực khuẩn Frielander.
45. Klebsiella pneumoniae:
a.là tác nhân gây ra các bội nhiễm ở đường hô hấp. b. không có kháng nguyên vỏ.
c. là vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. d. không có ureaza.
e. có một độc tố dễ bị hủy bởi nhiệt.
46. Klebsiella pneumoniae:
a. có khả năng di động. b. là loài vi khuẩn “gây bệnh cơ hội”.
c. là loài vi khuẩn ký sinh, bình thường có ở đường tiêu hóa ở người.
d. Phản ứng Voges- Proskauer (-). e. Oxidase (+). 47.Các loài vi khuẩn nào sau đây thuộc họ Enterobacteriaceae
a. E.coli,Shigella, Proteus, Salmonella ,V.cholerae. b.Shigella, Klebsiella E.coli, Pseudomonas...
c.Liên cầu ruột, Shigella, Klebsiella , Yersinia.. d. Salmonella , Shigella, E.coli, Proteus, Brucella...
e. E.coli, Shigella, Salmonella , Klebsiella ,Proteus ,Yersinia.. 48.Proteus:
a. là loài vi khuẩn lây lan từ động vật sang người.
b. là loài vi khuẩn có cả nội độc tố và ngoại độc tố . b. là loài vi khuẩn” gây bệnh cơ hội “.
d là loài vi khuẩn có khả năng sinh nha bào. e. không lên men glucoza.
49. Proteus:
a. là trực khuẩn gram (+) ,di động. b. là cầu khuẩn gram (-
) , không di động
c. có oxidase (+). d. là loài vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối.
e. là trực khuẩn gram (-) , rất di động.
50. Proteus:
a. được chẩn đoán bằng phản ứng Weil-Felix.
b. có liên quan đến bệnh căn của những bệnh do Rickettsia gây ra.
c. mọc lan khắp bề mặt môi trường thạch dinh dưỡng theo những lớp sóng đồng tâm.
d. không có ureaza. e. được chẩn đoán bằng cách soi tươi bệnh phẩm xêm di động
51. Typ huyết thanh Salmonella có kháng nguyên Vi là:
a. Salmonella typhimurium. b. Salmonella paratyphi A.
c. Salmonella typhi và Salmonella paratyphi C
d. Salmonella paratyphi B và Salmonella cholerae suis e. Salmonella enteritidis
52. Ở các trực khuẩn gram (-) họ Enterobacteriaceae , những plasmit đề kháng thuốc được truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác bằng hình thức vận chhuyển di truyền nào là chủ yếu:
a. Chuyển thể. b, giao phối. c. chuyển nạp.
d. chuyển nạp và chuyển thể. e. cả 3 hình thức a,b,c.
53. Kháng nguyên O của các Enterobacteriaceae .
a. còn gọi là kháng nguyên thân. b. còn gọi là nội độc tố của vi khuẩn .
b. còn gọi là lipopolysứcarit của vi khuẩn .
d. phần polysứcarit quyết định tính đặc hiệu của kháng nguyên . e. các câu trên đều đúng.
54. Shigella:
a. gây thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột già b. gây thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột non.
c. bám dính vào tế bào biểu mô ruột và sinh ra nội độc tố .
d. có khả năng tạo H2S. e. có oxidase (+). 55.Trong bệnh lỵ trực khuẩn :
a. cấy máu là phương pháp chẩn đoán tốt nhất . b. có ổ chứa vi khuẩn ở ruột.
c. cấy phân là phương pháp chẩn đoán tốt nhất . d. không thấy có bạch cầu đa nhân.
e. ổ chứa chủ yếu của bệnh là động vật.
56. Trong huyết thanh chẩn đoán bênh nhiễm trùng , thường phải lấy huyết thanh kép là để:
a. tìm hiệu giá kháng thể . b. tìm động lực kháng nguyên .
c. tìm hiệu giá kháng nguyên . d. tìm động lực kháng thể.
e. tìm vi khuẩn gây bệnh .
57. Các Enterobacteriaceae đều có :
a. phản ứng oxidase (-). b. lên men lactoza.
c. vỏ polysaccarit . d. độc tố ruột. e. Ureaza.
58. Khả năng gây bệnh tiêu chảy của ETEC tùy thuộc vào;
a. khả năng bám dính của ETEC vào niêm mạc ruột.
b. khả năng sinh độc tố ruột LT hoặc ST.
c, khả năng xâm nhập vào tế bào biểu mô của vi khuẩn . d. khả năng xâm nhập vào máu của ETEC
e. khả năng bám dính vào niêm mạc ruột và sinh độc tố ruột LT hoặc ST hoặc cả 2 loại.
59.Tính độc của nội độc tố của vi khuẩn gram (-) do:
a. thành phần protein quyết định. b. thành phần polysứcarit quyết định
c. thành phần lipit quyết định. d. khối lượng phân tủ của nội độc tố quyết định.
e. chủng loại vi khuẩn quyết định.
60. Một số trực khuẩn đường ruột giải phóng ra một loại protein rất đặc hiệu gọi là:
a. interferon. b. colixin. c. lymphokin.
d. penicillinaza. e. bacitracin.
VI KHUẨN DỊCH HẠCH VÀ LEGIONELLA PNEUMOPHILA
I. Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Phương pháp nhuộm để xem tính chất bắt màu đặc biệt của Yersinia pestis thường là...A....
2. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của Yersinia pestis là...A...
3. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn dịch hạch đứng riêng lẻ hoặc xếp đôi và.A..
4. Trong môi trường nuôi cấy ở 370C thì Yersinia pestis..A.., nếu nuôi cấy ở...B.. thì không có vỏ
5. Vi khuẩn dịch hạch dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng chỉ tạo thành khuẩn lạc có kích thước từ 1-1,5mm sau ..A.. giờ và ở nhiệt độ ..B..
6. Kể tên các kháng nguyên của Yersinia pestis: A: B:
C: D:
7. Vẽ sơ đồ dây chuyền dịch tễ của bệnh dịch hạch:
A B C B
D E
A: B: C: D: E:
8. Các thể lâm sàng của bệnh dịch hạch:
A: B: C:
9. Các biện pháp phòng bệnh chung đối với bệnh dịch hạch là: A: B: C: D:
10. Trong điều tra dịch tễ học bệnh dịch hạch người ta chẩn đoán huyết thanh bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động để phát hiện ...A....
11. Trong điều trị bệnh dịch hạch, kháng sinh không có tác dụng là...A....
12. Loài Legionella pneumophila thuộc giống......A......, họ....B......
13. Nêu 2 kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh bệnh do Legionella gây ra : A: B:
II. Câu hỏi đúng sai:
14. Yersinia pestis là vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae.
15. Vi khuẩn dịch hạch khi mọc trong môi trường lỏng sẽ làm đục môi trường rất r.
16. Bệnh do Yersinia pestis luôn có ổ chứa là người và động vật
17. Bệnh dịch hạch là bệnh từ động vật truyền sang người.
18. Bệnh do Yersinia pestis được lây truyền do côn trùng tiết túc.
19. Bệnh do Yersinia pestis lây truyền qua truyền máu, các sản phẩm của máu và qua đường bạch huyết.
20. Có thể dùng vac xin để dự phng hữu hiệu bệnh dịch hạch.
21. Độc tố của Y.pestis chỉ là ngoại độc tố.
22. Yersinia pestis có thể sản sinh độc tố chuột, bản chất protein tác dụng như một ngoại độc tố.
23. Yersinia pestis do A. Yersin phân lập được năm 1894.
24. Legionella pneumophila là vi khuẩn đa hnh thâi, nhưng thường gặp dạng trực khuẩn Gram âm
25. Legionella pneumophila khó nuôi cấy, hiếu khí tuyệt đối, đi hỏi mi trường giàu chất dinh dưỡng và khí trường 2,5% CO2
26. Môi trường tốt nhất hiện nay để nuôi cấy Legionella pneumophila là môi trường thạch có chứa than hoạt và cao men
27. Legionella pneumophila lă nguyín nhđn của bệnh lý viím phổi cấp vă sốt Pontiac
28. Legionella pneumophila không nuôi cấy được ở môi trường nhân tạo.
29. Legionella pneumophila chỉ gây bệnh hô hấp ở người .
30. C thể dự phng hữu hiệu bệnh dịch hạch bằng vaccin.
III. Câu hỏi 1/5:
31. Yersinia pestis :
A. Là trực khuẩn Gram (+) B. là trực khuẩn Gram (-)
C. là cầu khuẩn Gram (-) D. là cầu khuẩn Gram (+) E. Là vi khuẩn kháng acid-cồn
32. Yersinia pestis :
A. Là vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae B. Là vi khuẩn kỵ khí tùy tiện
C. Là vi khuẩn mọc chậm D. là vi khuẩn không sinh nha bào
E. các câu trên đều đúng
33. Yersinia pestis :
A. Phát triển làm đục môi trường canh thang sau 48 giờ nuôi cấy
B. tạo vỏ ở nhiệt độ 280C C. di động khi nuôi cấy ở nhiệt độ 370C
D. Phát triển tốt ở nhiệt độ 280 C, nhưng tạo vỏ ở nhiệt độ 370C
E. hình thành khuẩn lạc bờ trãi mỏng ra, không đều, trung tâm lồi, hơi trong, màu xám nhạt, kích thước 1-1,5 mm sau 18 giờ nuôi cấy
34. Tính chất nuôi cấy của Yersinia pestis :
A. vi khuẩn mọc tạo váng mỏng trên bề mặt và cặn lắng dưới đáy, canh thang tương đối trong sau 48 giờ
B. Trên thạch thường: tạo khuẩn lạc tròn, lồi, bờ đều, mặt nhẵn
C. Trên thạch máu: khuẩn lạc tan máu typ beta D. Vi khuẩn phát triển nhanh chóng: sau 3-4 giờ đã mọc
E. Trên thạch thường: tạo khuẩn lạc khô, nhăn nheo như sulơ, màu vàng bẩn
35. Yersinia pestis :
A. có võ bản chất protein B. mọc chậm ở 280C nhưng mọc nhanh ở 370C
C. di động mạnh D. có Oxidase (+) và catalase (+)
E. đòi hỏi điều kiện kỵ khí
36. Kháng nguyên vỏ của Yersinia pestis :
A. có trong điều kiện nuôi cấy ở 28oC
B. có bản chất là protein và có tác dụng chống lại hiện tượng thực bào
C. không có ở trong bệnh phẩm của cơ thể đang bị bệnh
D. chỉ sinh ra trong điều kiện nuôi cấy ở 37oC và 280C.
E. là kháng nguyên chung với các Enterobacteriaceae.
37. Phức hợp kháng nguyên V và W của Yersinia pestis:
A. chỉ có ở các chủng Y.pestis có vỏ B. là kháng nguyên ngoại tế bào
C. có khả năng chống lại hiện tượng thực bào D. là nội độc tố của vi khuẩn
E. bản chất là polypeptit
38. bệnh dịch hạch :
A. chỉ gặp ở loài động vật gặm nhấm hoang dại B. chỉ gặp ở các loài động vật ăn thịt
C. Chỉ gặp ở người D. không lây từ người sang người
E. gặp cả ở loài động vật gặm nhấm và người
39. Côn trùng môi giới truyền bệnh dịch hạch là:
A. Muỗi B. Bọ chét C. Ruồi D. Ve E. Mò đỏ
40. Vi khuẩn dịch hạch sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt của bọ chét:
A. Nhân lên trong các hạch mạc treo ruột B. nhân lên trong tế bào biểu mô đường hô hấp trên
C. nhân lên trong máu D. vào hệ thống bạch huyết và nhân lên trong hạch
E. tiết ra ngoại độc tố gây độc tế bào thần kinh trung ương
41. Trong bệnh dịch hạch, Yersinia pestis:
A. từ hạch bạch huyết vào máu gây nhiễm khuẩn huyết B. chỉ gây nhiễm khuẩn huyết
C. được đào thải ra ngoài theo phân D. được đào thải ra ngoài theo nước tiểu
E. Khu trú tại túi mật
42. Ổ chứa tự nhiên của Yersinia pestis là:
A. bọ chét chuột B. chấy rận C. động vật và người
D. chỉ có ở động vật E. loài động vật gặm nhấm hoang dại
43. Yersinia pestis:
A. Có kháng nguyên vỏ B. Có kháng nguyên V và W C. Có kháng nguyên thân
D. Có độc tố E. A,B,C,D đều đúng
44. Phương pháp nhuộm trực tiếp bệnh phẩm trong chẩn đoán Yersinia pestis:
A. để khảo sát tính chất di động B. có giá trị kết hợp với lâm sàng để có hướng điều trị ngay
C. đủ để kết luận tác nhân gây bệnh D. người ta chỉ dùng một kỹ thuật nhuộm duy nhất là Wayson
E. không có giá trị và dễ làm lây lan vi khuẩn
45. Tính chất sinh vật học quan trọng của Yersinia pestis là :
A. Glucoza (+), không sinh hơi, ONPG (+) B. Lactoza (-), rhamnose (-), saccharose (-)
C. Indol (-), MR (+), V. P (-) D. Ureaza (-), H2S (-)
E. A,B,C,D đều đúng
46. Tính chất nuôi cấy quan trọng nhất của Yersinia pestis là :
A. Mọc chậm và làm đục đều môi trường B. Mọc nhanh, canh thang trong suốt
C. tạo váng ở trên bề mặt, lắng cặn dưới đáy và canh thang tương đối trong
D. Mọc không làm đục môi trường E. Mọc tạo khuẩn lạc nhỏ dạng S sau 48 giờ
47. Phương pháp nuôi cấy nào sau đây là tốt nhất thích hợp với tất cả các loài Legionella:
A. Môi trường nuôi cấy thông thường. B. Các nuôi cấy tế bào.
C. Môi trường thạch máu thỏ 5% có chứa cao men.
D. Nuôi cấy ở phôi gà. E. Môi trường canh thang có chứa than hoạt.
48. Legionella pneumophila có hình thể thường gặp nhất là:
A. Cầu khuẩn Gram âm. B. Trực khuẩn Gram dương.
C. Vi khuẩn đa hình thái. D. Vi khuẩn hình sợi
E. trực khuẩn bắt màu Gram âm yếu
49. Legionella pneumophila từ môi trường xung quanh vào người theo đường:
A. Hô hấp. B. Tiêu hóa. C. Máu. D. Da, niêm mạc.
E. Sinh dục.
50. Tính chất sinh vật hóa học dùng để chẩn đoán phân biệt Legionella pneumophila với các Legionella khác là :
A. oxidase (+) B. làm lỏng Gelatin.
C. ureaza (-). D. sinh - lactamaza E. Phân hủy hippurat natri.
51. Legionella pneumophila là vi khuẩn sống lâu được ở:
A. nước tự nhiên ao, hồ B. Nước ở bể và tháp nước nhân tạo
C. có mặt trong hệ thống dẫn nước máy điều hòa nhiệt độ
D. có mặt trong hệ thống dẫn nước nóng lạnh E. A,B,C,D đều đúng
52. Legionella pneumophila có thể gây :
A. bệnh viêm phổi cấp B. sốt Pontiac
C. những vụ dịch ở bệnh viện ở những người bị bệnh nặng hoặc được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch
D. bệnh ở những người nghiện hút thuốc lá, viêm phế quản mãn tính và ở người bị ung thư
E. A,B,C,D đều đúng
53. Có thể chẩn đoán bệnh do Legionella pneumophila bằng cách
A. phát hiện vi khuẩn từ bệnh phẩm bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
B. phân lập vi khuẩn từ môi trường nuôi cấy BCYE
C. định danh vi khuẩn dựa vào các tính chất sinh vật hóa học
D. phát hiện kháng thể trong huyết thanh kép của bệnh nhân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
E. thực hiện tất cả các bước trên
54. Kháng sinh nào sau đây không có tác dụng trên vi khuẩn Legionella pneumophila:
A. erythromycin B. Rìfampicin
C. Fluoroquinolon D. Beta lactamin E. tất cả các kháng sinh trên
HAEMOPHILUS VÀ BORDETELLA
I. Câu trả lời ngắn:
1. Môi trường dùng để phân lập B. pertussis là.......A........
2. Pha I của vi khuẩn B.pertussis trên môi trường nuôi cấy tương ứng với khuẩn lạc dạng......A....., vi khuẩn hình bầu dục, có vỏ, cóđộc lực và có .....B....... của pha I.
3.......A....... của B.pertussis có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất vacxin. Muốn điều chế vacxin tốt cần phải dùng vi khuẩn ...B.....
4. B.pertussis sản xuất các yếu tố làm thành .......A.......và có vai trò trong
........B........
5. Hemophilus influenzae cần yếu tố........A........trong môi trường và đòi hỏi khí trường ...B.... để mọc
6. Hiện tượng “vệ tinh” xuất hiện khi trên môi trường thạch máu không có yếu tố V nuôi cấy Hemophilus influenzae có........B........
7. Nêu 2 nhóm bệnh chủ yếu do Hemophilus influenzae gây ra:
8. Phòng bệnh đặc hiệu do Hemophilus influenzae bằng cách dùng vacxin chứa
......A.......của H. influenzae ....B....
9. Hemophilus ducreyi gây bệnh ......A....... và tính chất nuôi cấy khác với Hemophilus influenzae là......B.....
II. Câu hỏi đúng sai:
1. Hemophilus influenzae ký sinh bình thường ở mũi họng.
2. Hemophilus influenzae mọc tốt trên tất cả các môi trường thạch máu.
3. Hemophilus influenzae là tác nhân gây bệnh ho gà ở người.
4. Để chẩn đoán nhanh bệnh do H. influenzae typ b gây ra, có thể tìm kháng nguyên vỏ typ b trong bệnh phẩm.
5. B. pertussis cần yếu tố phát triển V,X.
6. Có thể dự phòng bệnh ho gà bằng vacxin .
7. Điều trị kháng sinh làm rút ngắn giai đoạn kịch phát của bệnh ho gà.
8. Có thể chẩn đoán gián tiếp nhiễm B. pertussis bằng cách tìm kháng thể kháng độc tố ho gà trong huyết thanh bệnh nhân.
III. Câu hỏi 1/5.
1. Khi mới phân lập từ bệnh phẩm, các Bordetella đòi hỏi môi trường nuôi cấy:
a. môi trường thạch dinh dưỡng . b. môi trường thạch chocolate.
c. môi trường huyết thanh đông. d. môi trường Bordet- Gengou.
e. môi trường thạch máu có tellurit 0,3%.
2. Khuẩn lạc trực khuẩn ho gà trên môi trường Bordet - Gengou:
a. nhỏ, tròn, lồi, xám nhạt như xà cừ hoặc có ánh kim loại (giống như giọt thuỷ ngân).
b. to, tròn, lồi, xám nhạt như xà cừ hoặc có ánh kim loại (giống như giọt thuỷ ngân).
c. nhỏ, tròn, lồi, màu tím và có ánh kim. d. to, tròn , lồi, màu tím và coa ánh kim.
e. khô, nhăn nheo như hoa su lơ.
3. Các B. pertussis pha I có những tính chất nào sau đây:
a. vi khuẩn có dạng cầu khuẩn.
b. vi khuẩn có dạng hình que dài, không vỏ có kháng nguyên đặc hiệu của pha I.
c. vi khuẩn hình bầu dục, có vỏ, có kháng nguyên đặc hiệu của pha I.
d. vi khuẩn có dạng cầu trực khuẩn hay que dài, không có kháng nguyên pha I. e.câu a và b.
4. B.pertussis là tác nhân gây bệnh :
a. viêm màng não mủ ở trẻ em. b. viêm bạch hầu .
c. ho gà. d. nhiễm khuẩn huyết. e. nhiễm khuẩn phổi.
5. B.pertussis pha I:
a. không có khả năng tạo vỏ. b.chỉ mọc được ở môi trường Bordet- Gengou.
c. tạo khuẩn lạc S không tan máu. d. có độc lực và được dùng để sản xuất vacxin .
e. mất hết các kháng nguyên độc lực.
6. Trong điều trị bệnh ho gà, kháng sinh có vai trò:
a. rút ngắn được giai đoạn kịch phát của bệnh. b. chữa khỏi bệnh nhanh chóng.
c. chống bội nhiễm. d. chống lại các hiệu quả do độc tố gây ra
e. loại trừ được vi khuẩn và hạn chế lây lan.
7. Bệnh ho gà:
a. là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp. b. lây mạnh qua đường hô hấp.
c. có những cơn ho kéo dài. d. gây những biến chứng ở phổi và não.
e. tất cả đều đúng.
8. B.pertussis gây bệnh qua cơ chế:
a. xâm nhập vào máu. b. xâm nhập vào tổ chức phổi.
c. bài tiết độc tố gây thương tổn đường hô hấp. d. xâm nhập và gây thương tổn đường hô hấp.
e. gây viêm vùng họng đặc biệt amygdal.
9. Thời kỳ lây lan mạnh nhất của bệnh ho gà là:
a. thời kỳ đầu của bệnh. b. thời kỳ ho thành cơn điển hình.
c. thời kỳ phục hồi. d. ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh.
e. thời kỳ chưa có biểu hiện của bệnh.
10. Vacxin phòng bệnh ho gà:
a. được sản xuất từ các chủng B.pertussis pha I.
b. là một trong 6 vacxin bắt buộc tiêm cho trẻ 3 tháng tuổi đến 3 năm.
c. là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa lây lan bệnh ho gà.
d. được tiêm với một mủi tiêm duy nhất. e. câu a, b, và c. 11.Hình thể đặc trưng của Hemophilus influenzae :
a. Trực khuẩn gram (+) nhỏ hoặc hình sợi b. Trực khuẩn gram (-) nhỏ đa hình thái.
c. cầu khuẩn gram (-) đứng đôi hình số 8. d. trực khuẩn gram (-) 2 đầu phình, đậm màu 2 đầu.
e cầu khuẩn gram (+) đứng đôi hình số 8.
12. Hemophilus influenzae là:
a. vi khuẩn mọc dễ trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
b. tác nhân chính gây nên bệnh cúm. c. nhạy cảm đều đặn với penicillin.
d. vi khuẩn cần 2 yếu tố X và V để phát triển.
e. tác nhân chính gâynhiễm khuẩn huyết.
13. Môi trường nào sau đây, Hemophilus influenzae sẽ mọc tốt nhất:
a. môi trường huyết thanh đông. b. môi trường thạch máu.
c. môi trường thạch máu chocolate. d. môi trường thạch báng. e. môi trường thạch trứng
14. Các chất sinh hóa nào sau đây là của Hemophilus influenzae :
a. Glucose(+), lactose (-) , mannit (-) b. Glucose(+), lactose (-), mannit (+)
c. Glucose(+), lactose (+), mannit (-) d. Glucose(+), lactose (+), mannit (+)
e. Glucose(-), lactose (-) , mannit (-)
15.Ở Hemophilus influenzae, kháng nguyên polysaccarite là:
a. cơ sở phân loại Hemophilus influenzae thành 6 nhóm huyết thanh .
b. một kháng nguyên ở vách tế bào . c. kháng nguyên ở vỏ đặc hiệu typ.
d. kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu người và động vật.
e. yếu tố làm cho vi khuẩn đề kháng hoàn toàn với kháng sinh .
16. Hemophilus influenzae :
a. là vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí tùy ý. b. có khả năng oxy hóa đường glucose.
c. có kháng nguyên vỏ đặc hiệu nhóm. d. được tìm thấy ở vùng tỵ hầu với tỷ lệ 25%.
e. là vi khuẩn ký sinh bình thường ở đường hô hấp.
17. Ở môi trường có X và V, Hemophilus influenzae :
a. tạo thành những khuẩn lạc dạng S, to và không tan máu.
b. tạo thánh những khuẩn lạc dạng S, nhỏ và không tan máu.
c. mọc tốt và tạo thành những khuẩn lạc dạng S, tan máu.
d. tạo thành những khuẩn lạc dạng R và mất độc lực. e. tạo thành những khuẩn lạc gây tan máu typ bêta.
18. Thử nghiệm “vệ tinh” được thực hiện:
a. để chẩn đoán Hemophilus inluenzae.
b. bằng cách cấy tụ cầu vàng lên môi trường thạch dinh dưỡng.
c. bằng cách cấy tụ cầu vàng lên môi trường thạch máu không có yếu tố V.
d. các khuẩn lạc H. influenzae mọc quanh đường cấy tụ cầu vàng.
e. câu b sai.
19. Hemophilus influenzae type b:
a. được tìm thấy với tỷ lệ 25-30% ở vùng hầu họng của người.
b. là tác nhân chính gây viêm thanh quản. c. là tác nhân chính gây nên bệnh cúm.
d. là tác nhân chính gây các nhiễm khuẩn khác nhau ở đường hô hấp.
e. hiếm khi gây viêm thanh quản, nhưn nếu có thì rất nghiêm trọng 20.Hiện tượng vệ tinh được thấy khi nuôi cấy Hemophilus influenzae :
a. trên môi trường thạch máu chocolate. b. và S.aureus trên thạch máu không có yếu tố V.
c. ở môi trường có 2 yếu tố V và X. d. và S.aureus trên thạch dinh dưỡng thường.
e. tất cả đều sai.
21. Hình dạng đặc trưng của Hemophilus influenzae khi nhuộm từ bệnh phẩm là:
a. dạng cầu trực khuẩn gram dương. b. dạng trực khuẩn hình que, gram âm.
c. dạng hình sợi, gram âm. d. cầu trực khuẩn gram âm, đa hình thái.
e. cầu khuẩn gram âm.
22. Phương pháp chẩn đoán Hemophilus influenzae chủ yếu là:
a. lấy bệnh phẩm nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn .
b. tìm kháng thể đặc hiệu trong máu bằng phản ứng huyết thanh học.
c. tìm kháng nguyên của Hemophilus influenzae bằng kỷ thuật miễn dịch .
d. soi tươi nhuộm gram, nhuộm xanh metylen tìm bạch cầu e. câu a, b, c.
23. Hemophilus influenzae :
a.còn được gọi là trực khuẩn Pfeiffer. b. đóng vai trò là tác nhân phối hợp trong các vụ dịch cúm.
c. độc lực của nó phụ thuộc vào khả năng tạo vỏ.
d. là tác nhân thường gặp tròng các nhiễm trùng khác nhau ở đường hô hấp.
e. tất cả đều đúng.
24. Sau khi nuôi cấy Hemophilus influenzae ở môi trường thạch đinh dưỡng rồi dùng kẹp vô trùng đặt 2 dĩa yếu tố X và V cách nhau 2cm, tiếp đó đặt dĩa môi trường vào tủ ấm 370C, sau 24 giờ sẽ thấy khuẩn lạc Hemophilus influenzae mọc ở:
a. ranh giới giữa dĩa X và V. b. xung quanh dĩa V.
c. ranh giới giữa dĩa X và V, hơi lệch về X. d. ở khắp nơi trên môi trường .
e. xung quanh dĩa X.
25. Hemophilus influenzae là tác nhân thường gây nên các nhiễm trùng ở:
a. đường hô hấp. b. đường tiêu hóa.
c. đường sinh dục. d. đường tiết niệu. e. đường bạch huyết.
TRỰC KHUẨN MỦ XANH VÀ BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI
I. Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Pseudomonas aeruginosa là trực khuẩn....A....., hiếu khí, di động bằng một hoặc nhiều lông ở....B......:
2. Nêu 2 loại sắc tố chủ yếu do trực khuẩn mủ xanh tiết ra: A........... B............
3. Burkholderia pseudomallei thuộc họ....A......,giống......B........:
4. Sắc tố pyocianin chỉ có ở .....A........ , sắc tố pyoverdin có ở một số loài
......B....... khác.
5. Loài Burkholderia pseudomallei không sinh..A... hòa tan và khi nuôi cấy tỏa ra ...B....giống mùi nho
6. Nêu 2 kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh bệnh do Burkholderia pseudomallei gây ra :
A............. B................
7. Trong các vụ dịch nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh, người ta có thể định....A. nhưng thường định..B....
II. Câu hỏi đúng sai:
8. Trực khuẩn mủ xanh là một thành viên của họ vi khuẩn đường ruột.
9. Trực khuẩn mủ xanh có nội độc tố nhưng trong cơ chế sinh bệnh quan trọng hơn là ngoại độc tố.
10. Vị trí thông thường của nhiễm khuẩn trực khuẩn mủ xanh là đường tiểu và vết bỏng.
11. Trực khuẩn mủ xanh không phải là tác nhân nhiễm trùng bệnh viện đáng lưu ý
12. Nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh dễ dàng điều trị bằng những kháng sinh thông dụng.
13. Nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh trở nên quan trọng do điều trị và phng ngừa những nhiễm trùng khác bằng những kháng sinh mà nó đề kháng.
14. Trực khuẩn mủ xanh là một trong những loại vi khuẩn rất có khả năng đề kháng kháng sinh.
15. Burkholderia pseudomallei được tm thấy rộng rêi trong câc cânh đồng lúa nước ở vùng Đông Nam Á
16. 30-50% nng dđn khỏe mạnh c khâng thể khâng Burkholderia pseudomallei
17. Burkholderia pseudomallei gây bệnh melioidosis thường gặp ở vùng Đông Nam châu Á
III. Câu hỏi 1/5:
18. Giống Pseudomonas có đặc điểm:
A. không di động. B. oxidase (+). C. không tạo thành sắc tố.
D. nhạy cảm với nhiều kháng sinh . E. khó mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
19. Trực khuẩn mủ xanh là:
A. trực khuẩn gram (-) không tạo bào tử. B. trực khuẩn gram (+) không tạo bào tử.
C. trực khuẩn gram (-) tạo bào tử. D. trực khuẩn gram (+) tạo bào tử.
E. trực khuẩn gram (-) có thể tạo bào tử tùy thuộc vào môi trường nuôi cấy.
20. Trực khuẩn mủ xanh di động do:
A. lông ở xung quanh thân. B. có chùm lông ở một đầu.
C. có lông ở 2 đầu. D. có lông ở một đầu. E. sự uốn lượn của vi khuẩn .
21. Trực khuẩn mủ xanh:
A. chỉ phát triển được trên môi trường thạch máu. B. chỉ phát triển được trên môi trường chocolat.
C. khó phát triển trên môi trường king A và king B.
D. phát triển dễ dàng trên các môi trường thông thường.
E. phát triển dễ dàng trên môi trường có nhiều kháng sinh .
22. Trực khuẩn mủ xanh có :
A. oxidase (+). B. lên men đường glucose và lactose.
C. Indol(+), M.R(+), V.P(+) , Citrat(+) D. urease (+). E. catalase(+), H2S(+)
23. Nhân tố chủ yếu về độc lực của trực khuẩn mủ xanh là do:
A. men dung huyết tố . B. nội độc tố.
C. kháng nguyên lông. D. ngoại độc tố A. E. khả năng sinh sắc tố.
24. Trực khuẩn mủ xanh là nguyên nhân thường gặp:
A. gây nhiểm khuẩn vết thương - vết bỏng. B. gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.
C. gây nhiễm khuẩn hệ thống thần kinh. D. gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
E. gây nhiễm khuẩn đường máu.
25. Xác định trực khuẩn mủ xanh dựa vào:
A. oxidase(+), chuyển hóa đường theo hình thức oxyhóa.
B. sinh sắc tố nhuộm màu môi trường xung quanh khuẩn lạc.
C. trực khuẩn gram âm, không sinh nha bào.
D. khuẩn lạc có mùi thơm. E. câu A, B, C, và D.
26. Biện pháp đặc hiệu để phòng ngừa nhiễm trùng bệnh viện do trực khuẩn mủ xạnh:
A. vệ sinh cá nhân. B. vệ sinh môi trường sống.
C. sử dụng vacxin . D. vệ sinh buồng bệnh và dụng cụ thăm khám.
E. cách ly bệnh nhân.
27. Burkholderia pseudomallei là:
A. vi khuẩn gram (-) có bào tử. B. có lông xung quanh thân.
C. lên men đường glucose và lactose. D. oxydase (+) và làm lỏng gelatin.
E. tạo thành cả 2 loại sắc tố.
28. Burkholderia pseudomallei là tác nhân gây:
A. bội nhiễm vết thương. B. nhiễm khuẩn cục bộ.
C. nhiễm trùng đường tiểu, D. nhiễm khuẩn được gọi là Melioidosis.
E. nhiễm độc toàn thân.
29. Để chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn Whitmore ta dùng phương pháp :
A. phân lập vi khuẩn từ người bệnh. B. chẩn đoán huyết thanh .
C. dựa vào khả năng gây bệnh trên súc vật thí nghiệm.
D. tạo sắc tố . E. xác định vi khuẩn bằng test chẩn đoán nhanh
30. Họ Pseudomonadaceae có tính chất chung là :
A. Hiếu khí kỵ khí tùy tiện B. không có enzym Oxidase
C. Không di động D. không sinh sắc tố.
E. chuyển hóa năng lượng bằng hình thức oxy hóa.
31. Trực khuẩn mủ xanh:
A. được tìm thấy ở trên cơ thể người và động vật B. có mặt trong đất, trong nước
C. là tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện D. là tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội
E. các câu trên đều đúng
32. Trong chẩn đoán dịch tể học để chẩn đoán trực khuẩn mủ xanh, người ta thường lấy mẫu nghiệm là:
A. mủ các vết thương bị bội nhiễm B. chất dịch phế quản, dịch màng phổi, nước tiểu
C. dịch chuyền, dịch rữa vết thương D. dụng cụ ngoại khoa
E. câu C và D
33. Nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh thường xảy ra ở những người:
A. sử dụng corticoid dài ngày B. sử dụng kháng sinh kéo dài
C. bị bỏng nặng D. tiêm tĩnh mạch ma túy
E. tất cả các đối tượng trên
34. Vị trí nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh thường gặp là:
A. viêm màng trong tim B. viêm phổi C. viêm màng não
D. nhiễm trùng máu E. nhiễm trùng đường tiểu và vết thương hở
35. Burkholderia pseudomallei:
A. là tác nhân gây ra bệnh melioidosis
B. là tác nhân gây bệnh thường gặp ở vùng Đông Nam châu Á
C. xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua vết thương, những chỗ xây xát trên da
D. có thể sống trong các đại thực bào E. các câu trên đều đúng
36. Burkholderia pseudomallei thường xâm nhập vào cơ thể:
A. chủ yếu qua vết thương, những chỗ xây sát trên da B. qua đường ăn uống
C. qua đường hô hấp D. qua đường tiêm truyền E. qua vết côn trùng đốt
37. Bệnh melioidosis có thể diễn biến thành:
A. dạng cấp tính, bán cấp, mãn tính B. cấp tính với áp xe ở một số cơ quan
C. mãn tính với nhiễm mủ huyết D. bán cấp tính với một áp xe nhỏ khu trú ở xương
E. mãn tính ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
VIBRIO
I. Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Vibrio cholerae 01 gồm 2 typ sinh học là: A......... B............
2. Ba typ huyết thanh của V.cholerae 01 là: A............. B............ C..............
3. Để chẩn đoán sơ bộ phẩy khuẩn tả, có thể xem trực tiếp bệnh phẩm ở kính hiển vi bằng :
A............. B............
4. Phẩy khuẩn tả xâm nhập cơ thể bằng đường ..A....chúng phải vượt qua hàng rào....B.....để xuống ruột non là nơi phát triển và gây bệnh .
5. Kháng thể có tính chất ...A.....trong bệnh tả là...B.....ở niêm mạc tiêu hóa.
6. Trên thế giới xảy ra 7 đại dịch tả, đại dịch tả thứ 7 do .....A.....gây nên.
7. Vibrio parahaemolyticus mọc tốt ở môi trường ...A....., nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là ...B.......
5. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do Vibrio parahaemolyticus có thời gian ủ bệnh ngắn từ ...A......
II. Câu hỏi đúng sai:
1. Phẩy khuẩn tả là những vi khuẩn hơi cong hình cung hoặc dấu phẩy, gram âm , rất di động, không vỏ, không sinh nha bào.
2. Trong quá trình sinh bệnh phẩy khuẩn tả và độc tố tả gây thương tổn niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng mất muối và nước trầm trọng.
3. Độc tố ruột của phẩy khuẩn tả gồm 2 phần A và B, phần B cố định trên màng tế bào biểu mô ruột, còn phần A xâm nhập vào trong tế bào hoạt hóa Adenylate cyclase.
4. Có thể phân lập Vibrio parahaemolyticus từ bệnh phẩm là phân, chất nôn của bệnh nhân và từ các hải sản nhiễm khuẩn.
5. Vi khuẩn tả xâm nhập vào trong các tế bào niêm mạc ruột gây tiêu chảy cấp.
III. Câu hỏi 1/5:
1. V.cholerae là :
a. vi khuẩn gram (+) . b. oxydasa (-).
c. vi khuẩn gram (-) . d. không di động. e. không lên men glucose
2. Vi khuẩn có oxydase là:
a. Salmonella ,Staphylococcus, V.cholerae . b. Neiseria, Yersinia pestis,
Klebsiella
c. E.coli, Shigella, Staphylococcus d. V.cholerae,
Pseudomonas aeruginosa, Neiseria
e. Streptococcus, V.cholerae , Bordetella.
3. Vibrio cholerae :
a. hiếu khí, chịu được kiềm, và chịu được mặn. b. di động, có lông ở xung quanh thân vi khuẩn .
c. kỵ khí, không chịu được kiềm và mặn . d. đòi hỏi một khí trường có 5-10% CO2.
e. phát triển chậm trong nước pepton kiềm
4. V.cholerae :
a.lên men arabinose. b. rất di động, có một lông ở một đầu.
c. xâm nhập và phá hủy các tế bào niêm mạc ruột, d. không lên men manose.
e. gây thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột già.
5. Heiberg phân loại phẩy khuẩn:
a. dựa vào tính chất đặc hiệu của kháng nguyên O. b. ra 3 typ huyết thanh
.
c. dựa vào tính chất lên men Glucoza, Sứcaroza, manitol. d. ra thành 6 nhóm phụ , ký hiệu O1- O6.
e. căn cứ vào tính chất lên men Saccaroza, arabinoza, manoza.
6. V.cholerae:
a. không sinh nha bào. b. là loài vi khuẩn “gây bệnh cơ hội “ .
c. có ổ chứa ở các loài gia cầm. d. có kháng nguyên vỏ K.
e. phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 280C.
7. V.cholerae 01 gồm 2 typ sinh vật là:
a. V.ElTor và Ogawa. b. V.cholerae và Inaba.
c. V.cholerae và V. ElTor. d. V.cholerae và O139. e. V.Eltor và O139.
8. Tính chất lên men đường của V.cholerae như sau:
a. manoza (-), saccaroza(+), arabinoza (-). b. manoza (+), saccaroza(+), arabinoza (-).
c. manoza (-), saccaroza(+), arabinoza (+). d. manoza (+), saccaroza(+), arabinoza (+).
e. manoza (+), saccaroza(-), arabinoza (-).
9. Vibrio ElTor:
a. là phẩy khuẩn không gây bệnh . b. có phản ứng VP (-).
c. gây bệnh tả ở người.
d. không làm tan máu cừu. e. không mọc trên thạch kiềm. 10.Các typ huyết thanh của V.cholerae khác nhau cơ bản về:
a. Tính đặc hiệu của kháng nguyên thân O. b. Khả năng di động .
c. khả năng lên men manoza , saccaroza, arabinoza . d. Tính đặc hiệu của kháng nguyên H.
e. khả năng gây bệnh cho người. 11.Độc tố tả:
a. là loại độc tố có khả năng chịu nhiệt cao. b. là một loại nội độc tố .
c. có tác dụng độc với tế bào thần kinh. d. bản chất là lipopolysaccrit.
e. là loại độc tố dễ bị hủy bởi nhiệt.
12. Độc tố tả:
a. là độc tố gây sốc phản vệ. b. được giải phóng khi vi khuẩn tả bị ly giải.
c. bản chất là protein, d. là kháng nguyên không có ý nghĩa về miễn dịch .
e. gây ra các bệnh lý về thần kinh và cơ tim.
13. Độc tố tả:
a. làm hoạt hóa các đại thực bào. b. làm tăng GMP vòng trong tế bào niêm mạc ruột.
c. có tác dụng làm tan hồng cầu cừu. d. tác động lên tế bào niêm mạc ruột gây tiêu chảy cấp.
e. có ở tất cả các chủng Vibrio.
14. V.cholerae 01 muốn gây được bệnh tả ở người :
a. phải xâm nhập và nhân lên với số lượng lớn trong các tế bào biểu mô niêm mạc ruột.
b. phải có nội độc tố . c. phải có vỏ.
d. phải có khả năng bám dính vào tế bào niêm mạc ruột và tiết ra độc tố ruột.
e. phải vào máu.
15. Nguyên nhân chính gây tử vong trong bệnh tả là:
a. do chảy máu nội tạng . b. sốc do nội độc tố .
c. do nhiễm trùng máu . d. do ngoại độc tố tả gây liệt cơ tim và các cơ hô hấp.
e. kiệt nước và điện giải nhanh chóng.
16. Nếu V.cholerae ngưng kết với cả 2 loại kháng huyết thanh Ogawa và Inaba nhanh và mạnh như nhau, thì đó là:
a. V.cholerae không phải 01. b. chủng Eltor.
c. typ Ogawa. d. typ Inaba.
e. typ Hikojima.
17. Chẩn đoán vi sinh vật phẩy khuẩn tả bằng:
a. soi tươi bệnh phẩm. b. cấy máu. c. cấy nước tiểu.
d. cấy phân. e. huyết thanh chẩn đoán . 18.Hiện nay tác nhân gây bệnh tả ở Việt Nam thường là:
a. V.ElTor typ Inaba. b. V.ElTor typ Ogawa. c. V.cholerae O139.
d. . V.ElTor typ Hikojima. e. V.ElTor typ Inaba hoặc Ogawa. 19.Vibrio parahaemolyticus:
a. thường có trong các sản phẩm của gia súc bị bệnh.
b. là một nhóm huyết thanh của V.cholerae c. có ở một số hải sản như tôm, cá, sò, hến....
d. là vi khuẩn gram (+) . e. sinh nha bào khi ở ngoại cảnh.
20. Vibrio parahaemolyticus:
a. gây bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn cho người.
b.không phát triển được ở môi trường thạch kiềm và pepton kiềm. c. không di động.
d. là một typ sinh vật của V.cholerae 01. e. tác nhân gây bệnh này chưa gặp ở Vịệt Nam
CAMPYLOBACTER VÀ HELICOBACTER
I. Câu hỏi trả lời ngắn
1. Campylobacter jejuni có 2 enzym là: A................ B..................
2. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo.......A....... thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện ......B.......
3. Campylobacter jejuni gây bệnh ......A...... ở người, có trường hợp xảy ra......B.........
4. Kể 2 nhóm bệnh do H. pylori gây ra ở người:
5. Các phương pháp chẩn đoán H. pylori trong phòng thí nghiệm có thể là: A................ B.................. C. ............... D.
.................
6. Kể 3 tính chất sinh vật hóa học quan trọng của H. pylori : A................ B.................. C. ...............
II. Câu hỏi đúng sai:
1.H. pylori là vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột.
2. H. pylori là vi khuẩn di động rất nhanh nhờ có lông ở một đầu.
3. H. pylori là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy ý .
4. Phòng bệnh nhiễm trùng do Campylobacter jejuni bằng vacxin sống giảm độc .
5. Điều trị Campylobacter jejuniđòi hỏi phải sử dụng kháng sinh diệt khuẩn.
6. Chẩn đoán viêm ruột cấp do Campylobacter jejuni chủ yếu phải dựa vào chẩn đoán phân lập vi khuẩn từ phân của bệnh nhân.
III. Câu hỏi 1/5
1. Campylobacter jejuni:
a. phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
b. sinh nha bào và di động mạnh. c. lên men nhiều loại đường hydrat carbon.
d. có men oxidase và catalase. e. gây hội chứng lỵ như vi khuẩn Shigella.
2. Lúc mới phân lập H. pylori là những vi khuẩn :
a. nhỏ, Gram (+), hình dấu phẩy, không sinh nha bào.
b. nhỏ, Gram (-), hơi cong, không sinh nha bào. c. lớn, Gram (-), hơi cong, sinh nha bào
d. nhỏ, Gram (-), hình que, không sinh nha bào. d. nhỏ, Gram (+), hơi cong, sinh nha bào.
3. H. pylori là những vi khuẩn :
a. kỵ khí b. hiếu khí
c. hiếu kỵ khí tùy ý d. Cần khí trường 20% CO2 e. vi hiếu khí
4. Đặc tính sinh vật học quan trọng nhất của H. pylori :
a. Hình thể điển hình b. mọc chậm trên môi trrường nuôi cấy
c. Vi hiếu khí d. Ureaza (+) e. Oxidase (+)
5. H.pylori là tác nhân gây :
a. Bệnh thương hàn b. Bệnh tiêu chảy cấp
c. Nhiễm trùng đường tiểu d. Viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa
e. Nhiễm trùng huyết
6. Cơ chế gây bệnh và tồn tại của H.pylori liên quan nhiều nhất đến:
a. Tính xâm nhập b. Tính bám dính
c. Tính di động mạnh d. Tính sinh Ureaza mạnh e. Tính sinh Oxidase mạnh
7. Bệnh phẩm cho chẩn đoán H.pylorii tốt nhất là :
a. Phân b. Dịch dạ dày c. Máu
d. Mảnh sinh thiết dạ dày e. Nước bọt
8. Chẩn đoán nhanh sự có mặt của H.pylori trong bệnh phẩm bằng phương pháp :
a. Nhuộm, soi trực tiếp b. Nuôi cấy trên môi trường Colombia
c. Tìm kháng thể kháng H.pylori d. Thử nghiệm Ureaza
e. Đo lượng C13 trong hơi thở
9. Các tính chất sinh vật hóa học của C.jejuni là :
a. Oxidase (-), Catalase (-), Glucoza (+) b. Oxidase (+), Catalase (-), Glucoza (+)
c. Oxidase (+), Catalase (+), Glucoza (+) d. Oxidase (-), Catalase (+), Glucoza (-)
e. Oxidase (+), Catalase (+), Glucoza (-)
10. C. jejuni thuộc họ vi khuẩn :
a. Mycobacterrriaceae b. Enterobacteriaceae
c. Spirillaceae d. Pseudomonadaceae e. Legionellaceae
11. Vị trí nhân lên chủ yếu trong ruột người của C.jejuni ở :
a. Hỗng tràng, đại tràng b. Hồi tràng, tá tràng c. Dạ dày, tá tràng
d. Dạ dày, đại tràng e. Hồi tràng, hỗng tràng
12. Bệnh do C.jejuni gây ra ở người thường là :
a. Nhiễm trùng máu b. Nhiễm trùng đường tiểu c. Tiêu chảy cấp
d. Viêm loét dạ dày-tá tràng e. Viêm đại tràng mạn tính
13. Cơ chế gây bệnh chính của C.jejuni liên quan đến :
a. Khả năng di động b. Khả năng sinh độc tố ruột
c. Khả năng xâm nhập d. Khả năng đề kháng kháng sinh e. khả năng phân hủy nitrat
14. Nhiệt độ thích hợp để nuôi cấy , phân lập C.jejuni là :
a. 25oC b. 30oC c. 37oC d. 42oC e. c và d
15. C.jejuni sử dụng đường Glucoza bằng hình thức :
a. lên men b. oxy hóa c. lên men và oxy hóa
d. không lên men và không oxy hóa. e. lên men theo hình thức tạo acid formic.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét