27/7/19


CÁC THUỐC KHÁNG VIRUS

I. Câu hỏi trả lời ngắn:

1. Kể tên 2 thuốc có tác dụng chống virus cúm typ A: 
A............................ B...........................

2. Kể 2 thuốc nucleoside kháng virus được sử dụng rộng rải nhất trong thực hành lâm sàng: A................
B..........................

3. Kể tên hai dideoxynucleoside được đưa vào điều trị AIDS: A........................... B.........................

4. Nêu 3 đặc tính của những thuốc nucleoside kháng virus: A......................... B.......................... C.......................

5. Các thuốc ức chế protease cạnh tranh với …A…để gắn vào vị trí hoạt động của…B…, ngăn cản sự cắt polyprotein của virus dẫn đến sự tạo thành các hạt virus không có khả năng gây nhiễm.

6. Trong quá trình nhân lên của virus cúm, các virion được giải phóng ra khỏi tế bào theo kiểu …A…với sự tham gia của …B…. Nếu enzyme này bị ức chế thì virion không được giải phóng.

7 Kể tên hai thuốc ức chế sự giải phóng virus ra khỏi tế bào: A................ B..........................

8. Tác dụng chống virus chủ yếu của Interferon là ức chế sự …A… của ARN thông tin của …B….

II. Câu hỏi đúng - sai:

1. Một thuốc điều trị đặc hiệu cho virus phải xâm nhập được vào trong tế bào, đặc biệt là các tế bào bị nhiễm virus.

2. Acyclovir có cấu tạo tương tự pyrophosphate.

3. Zidovudine có tác dụng ức chế RNA polymeraza của virus.

4. Các globulin miễn dịch thường được sử dụng để phòng bệnh.

7.Có một số loại thuốc ức chế enzyme protease của HIV được sử dụng trong điều trị HIV như saquinavir, ritonavir, indinavir…

5. Các thuốc Zanamivir và Oseltamivir ngăn cản sự giải phóng các virion mới được hình thành bằng cách ức chế enzyme neuraminidase của virus cúm A và B.

6. Trong quá trình nhân lên của virus cúm, các virion được giải phóng ra khỏi tế bào theo kiểu phá vỡ màng tế bào với sự tham gia của neuraminidase.

7. Zidovudine có tác dụng ức chế enzyme sao chép ngược của virus (reverse transcriptase) do đó ngăn cản sự phát triển của HIV.

8. Cách thức tác động của aciclovir là ngăn cản quá trnh tổng hợp ADN của virus.

9. Foscarnet ức chế ADN polymerase của virus herpes cũng như của virus viêm gan B và enzyme sao chép ngược của HIV.

III. Câu hỏi 1/ 5:

1. Amantadine
a.ức chế enzym DNA polymeraza của virus b.ức chế sự cởi áo của genome virus .
c.ức chế enzym RNA polimeraza của virus . d.ức chế sự hấp phụ của virus vào bề mặt tế bào .
e.ức chế sự dịch mã của RNA thông tin của virus

2. Amantadine và rimantadine có tác dụng chống :
a. irus sởi . b.virus quai bị . c.virus cúm typ A
d.virus bại liệt . e.virus hợp bào đường hô hấp

3. Để có hiệu lực chống virus các thuốc nucleoside cần phải :
a.có cấu trúc tương tự pyrophosphate b.ức chế enzym RNA polymeraza của virus .
 c.có cấu tạo tương tự thiosemicarbazone. d.được phosphoryl hóa thành triphosphate.
e.ức chế enzym protein kinaza của virus.

4. Cơ chế tác dụng chống virus của aciclovir là :
a.ức chế sự cởi áo của virus . b.ức chế enzym RNA polymeraza của virus .
c.ức chế sự xâm nhập của virus vào tế bào .
d.ức chế  enzym DNA polymeraza của virus . e.ức chế sự dịch mã của RNA thông tin của virus .

5. Yếu tố nào sau đây đã ức chế virus nhân lên bằng cách ngăn cản sự hấp phụ của virus vào bề mặt tế bào ?
a.Interferon . b.Amantadine.
c.Các chất tương tự nucleoside d.Các kháng thể . e.Foscarnet.

6. Thuốc kháng virus nào sau đây đã ức chế virus nhân lên bằng cách ngăn cản sự xâm nhập hoặc cởi áo của virus ?
a.Amantadine. b.Zidovudine . c.Didanosine(DDI). d.Aciclovir
. e.Foscarnet.

7. Tác nhân kháng virus nào sau đây ức chế sự dịch mã của RNA thông tin của virus ?
a.Dideoxycytidine. b.Ribavirin . c.Amantadine. d.Aciclovir. e.Interferon.

8. Zidovudine ngăn cản sự phát triển HIV nhờ có tác dụng :
a.ức chế sự xâm nhập hoặc cởi áo của virus . b.ức chế sự tổng hợp protein của virus.
c.ức chế quá trình sao mã từ DNA thành RNA của virus . d.ức chế enzym DNA polymenza phụ thuộc RNA của virus .
e.ức chế sợi DNA bổ xung tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ.

9. Aciclovir ở liều điều trị là không độc bởi vì :
a.Đích của nó là enzym polymeraza của virus. b.Nó làm cho sự tổng hợp DNA bị gián đoạn 
c. Nó bị thoái hóa nhanh chóng bởi enzym của tế bào chủ.
d. Nó được phosphoryl hóa thành aciclovir monophosphate chủ yếu là nhờ enzym kinase của virus.
e. Những tế bào không bị nhiễm virus chứa một chất ức chế ngăn cản sự biến đổi acyclovir monophosphate thành aciclovir triphosphate.

10. Foscarnet
 a.Có cấu tạo tương tự pyrophosphate b.Ức chế sự tổng hợp protein của virus
c Có tác dụng chống virus sau khi đã được phosphoryl hóa.
d.Là một nucleoside gần giống aciclovir e.Phong tỏa các RNA thông tin muộn của virus.

11. Các thuốc Zanamivir và Oseltamivir ngăn cản sự giải phóng các virion của virus cúm A và B mới được hình thành bằng cách:
a. ức chế sự tổng hợp protein của virus b. ức chế enzyme DNA polymeraza của virus .
c. ức chế enzyme RNA polymeraza của virus . d. ức chế sự dịch mã của RNA thông tin của virus .
e. ức chế enzyme neuraminidase của virus.

12. Có một số loại thuốc ức chế enzyme protease của HIV được sử dụng trong điều trị HIV như:
a. saquinavir, ritonavir, indinavir, zanamivir, amprinavir và lopinavir. b.saquinavir, ritonavir, indinavir, nelfinavir, amprinavir và lopinavir.
c. saquinavir, indinavir, nelfinavir, oseltamivir, amprinavir và lopinavir.
d. saquinavir, nelfinavir, amprinavir, zanamivir, oseltamivir và lopinavir.
e. saquinavir, ritonavir, indinavir, nelfinavir, ganciclovir và lopinavir.

13. Tất cả các điểm nêu dưới đây là các sự kiện chủ yếu liên quan đến Interferon trong nhiễm virus, TRỪ:
a. Nó là hàng rào bảo vệ đầu tiên b. Nó đặc hiệu loài
c. Tất cả các virus đều nhạy cảm như nhau với Interferon
d. Ở người có 3 loại Interferon là INF-alpha, INF-bêta và INF-Gamma e.Nó được sinh ra do cảm ứng vì rằng ở tế bào bình thường không thấy có

14. Loại thuốc nào sau đây có khả năng ức chế sự nhân lên của Poxvirus
a. Penicillin b. Tetracyclin c. Chloramphenicol d.Methisazon e.Erythromycin

15. Các thuốc nào sau đây rất độc, chỉ dùng điều trị bên ngoài cho các nhiễm Herpesvirus
a. saquinavir, indinavir b. nelfinavir, oseltamivir
c.amprinavir, lopinavir. d. idoxuridine, trifluridine
e. zanamivir, oseltamivir

NHIỄM TRÙNG VÀ ĐỘC LỰC CỦA VI SINH VẬT

I. Câu hỏi trả lời ngắn:

1. Nêu các yếu tố tạo nên độc lực của vi sinh vật. A..... B...... C.......

2. Nêu hai loại độc tố ở vi khuẩn: A....... B...........

3. Nêu 3 nhân tố tạo nên quá trình nhiễm trùng: A........ B............ C.............

4. Cho 3 ví dụ về các enzym ngoại bào A......... B........... C.............

5. Vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho cơ thể vật chủ phụ thuộc vào : A...........B........... C...........

6. Các giai đoạn của bệnh nhiễm trùng là:
A........ B........... C............ D ................

7. Ba cách tránh né đáp ứng miễn dịch của vi sinh vật là: A........... B...........
C vi khuẩn tạo các yếu tố hòa tan làm trở ngại đáp ứng miễn dịch.

8. Hai tác dụng sinh học của nội độc tố trên cơ thể vật chủ là: A............ B............

9. Lúc vi sinh vật gây bệnh bằng phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên những.......A....... mới thì chúng làm phát sính bệnh .....B......
A........... B............

10. Về phương diện dịch tể học, các nhiễm trùng ...A......rất nguy hiểm vì đó là nguồn......B.....mầm bệnh không biết.

11. Ngoại độc tố do nhiều vi khuẩn Gr dương và gram âm ......A....có bản chất hoá học là....B..... độc tính rất mạnh gây chết với liều thấp.

12. Nội độc tố có nguồn gốc từ vách vi khuẩn...........A.......có tính sinh
.....B........yếu nên ít sử dụng làm vacxin

13. Tính chất gây bệnh của virus liên hệ đến .....A.....quần thể tế bào bị xâm nhiễm, thay đổi hình thái câú trúc và làm cho tế bào .....B.....
A............. B.............

II. Câu hỏi đúng sai:

13. Kháng thể với thành phần bề mặt vi khuẩn có tác dụng trung hòa kháng nguyên ngăn cản vi khuẩn bám dính vào biểu mô.

14. MLD là liều lượng nhỏ nhất của một chủng vi sinh vật hoặc độc tố của nó giết chết một súc vật thí nghiệm có trọng lượng nhất định trong thời gian thí nghiệm.

15. Độc lưc của một chủng vi sinh vât không bao giờ thay đổi.

16. Để gây được bệnh thương hàn thực nghiệm, những người tình nguyện chỉ cần uống một lượng vi khuẩn nhỏ 102 vi khuẩn.

17. Độc lưc của vi sinh vật gồm độc tố, số lượng vi khuẩn xâm nhập và khả năng xâm nhiểm.

18. Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều tạo ra độc tố khi xâm nhâp cơ thể .

19. Một số vi khuẩn gây bệnh khi chúng tạo vỏ.

20. Nội độc tố liên hệ chặt chẻ với vách tế bao vi khuẩn gram âm, nó được phân tiết ra môi trường chung quanh trong quá trình phát triển.

IV. Câu hỏi 1/5.

1. Mối quan hệ giữa vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể vật chủ trong  quá trình nhiễm trùng được xem như là:
a. một bệnh truyền nhiễm b.  một phản ứng sinh học đối kháng.
c. một  phản ứng lý sinh học. d. một phản ứng hóa sinh học.
e.một hiện tượng tự nhiên.

2. Thời kỳ từ lúc vi sinh vât xâm nhập đến lúc cơ thể xuất hiện triệu chứng đầu tiên:
a. thời kỳ nhiễm trùng tiềm tàng . b.thời kỳ ủ bệnh.
c. thời kỳ toàn phát d. thời kỳ khởi phát.
e. thời kỳ hồi phục.

3. Các giai đoạn tự nhiên cuả bệnh nhiểm trùng được tính:
a. 2 giai đoạn. b.3 giai đoạn. c. 4 giai đoạn.
d.5 giai đoạn. e. 2 hoặc 4 giai đoạn.

4 Biểu hiện tại chổ hoặc toàn thân của cơ thể vật chủ trong bệnh nhiễm trùng phụ thuộc vào :
a.độc lực của vi sinh vật gây bệnh. b. đường xâm nhập cuả vi sinh vật.
c. Các yếu tố ngoại cảnh. d. phản ứng của cơ thể vật chủ.
e. độc lực của vi sinh vật gây bệnh và đáp ứng của cơ thể vật chủ.

5. Mụn, nhọt đầu đinh là ví dụ:
a. biểu hiện của bệnh nhiễm trùng. b.biểu hiện tại chổ của nhiễm trùng tụ cầu vàng.
c. những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng toàn thân.
d. về sức đề kháng cơ thể vật chủ tốt. e. nhiểm trùng do vi khuẩn có độc lực mạnh

6. Nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng là:

a.côn trùng truyền bệnh. b.động vật bị bệnh cắn. c.sức đề kháng của cơ thể vật chủ kém. d.vi sinh vật gây bệnh. e.điều kiện sống thiếu vệ sinh.

7. Độc lực của vi sinh vật là:
a. ngoại độc tố của vi sinh vật. b.khả năng dính và khả năng xâm nhiễm.
c. khả năng nhân lên của vi sinh vật ở cơ thể vật chủ d. nội độc tố của vi sinh vật
e. khả năng gây bệnh mạnh hay yếu của một vi sinh vật.

8. LD50 là liều vi sinh vật hoặc độc tố của nó:
a. gây chết động vật thí nghiệm có trọng lượng nhất định trong thời gian thí nghiệm.
b. có khả năng gây chết cho người nặng 50kg. c. có khả năng gây chết 50 súc vật thí nghiệm.
d. có khả năng gây chết 50% súc vật thí nghiệm có trọng lượng nhất định trong thời gian thí nghiệm
e. .có khả năng gây chết súc vật có trọng lượng 50g.

9. Vaccin BCG dùng để phòng bệnh lao:
a.là chế phẩm vi sinh vật chết. b.là các vi khuẩn gây bệnh lao. c.là chế phẩm vi khuẩn sống giảm độc . d.là giải độc tố vi sinh vật. e.là chất chiết xuất từ vi sinh vật gây bệnh.

10. Độc lực vi sinh vật bao gồm:
a. khả năng gây bệnh của vi sinh vật. b. ngoại độc tố và nội độc tố.
c. Độc tố, khả năng dính, khả năng xâm nhiễm. d. khả năng tạo vỏ và các enzym ngoại bào.
e. độc tố và khả năng dính vào tổ chức .

11. Độc tố của vi khuẩn:
a. chất chiết xuất từ môi trường cấy vi sinh vật. b. sản phẩm độc do vi sinh vật phóng thích ra.
c. phẩm vật có khả năng gây chết súc vật thí nghiệm.
d. có thể là ngoại độc tố hoặc nội độc tố. e. phẩm vật độc liên hệ đến màng tế bào vi khuẩn.

12. Bản chất ngoại độc tố là:
a.polysaccharide b.phospholipit. c.protein.
d. polysacharide và lipoprotein. e.lipopolysaccharide

13. Giải độc tố là chế phẩm từ:
a.protein. b.ngoại độc tố c.nội độc tố
d.vi sinh vật gây bệnh. e.các enzym do vi sinh vật tiết ra.

14. Nội độc tố có nguồn gốc từ
a.vách của tế bào vi khuẩn. b.các sản phẩm độc do vi khuẩn tiết ra. c.các enzym ngoại bào của vi khuẩn d.lông của vi khuẩn.
e. sản phẩm của vỏ vi khuẩn.

15. Các yếu tố xâm nhiễm của vi sinh vật là
a.yếu tố bám dính của vi sinh vật. b.khả năng tạo nha bào của vi sinh vật. c.lông và các pili của vi sinh vật. d.khả năng tạo vỏ và enzym ngoại bào.
e.khả năng tạo nha bào và yếu tố dính. 

16.Vi khuẩn uốn ván gây bệnh bằng
a.khả năng dính và yếu tố xâm nhiễm . b.sinh ngoại độc tố mạnh.
c.khả năng dính và độc tố d.sinh độc tố yếu tố xâm nhiễm.
e.sinh nội độc tố mạnh.

17. Khả năng gây bệnh của phế cầu liên hệ đến
a. tạo ra ngoại độc tố mạnh. b.yếu tố bám dính và độc tố.
c. khả năng tạo vỏ. d. nội độc tố của vi khuẩn. e.tạo vỏ và sản xuất enzym ngoại bào.

18. Vi khuẩn không bị đào thải ra bên ngoài khi xâm nhập vào các tế bào biểu mô cơ quan do:
a. gây hoại tử tế bào biểu mô.
b. có lông và di động được c.vi khuẩn xâm nhập vào tế bào bạch cầu
d.vi khuẩn có khả năng bám dính vào các tế bào biếu mô cơ quan.
e.vi khuẩn ức chế khả năng đào thải vật lạ của cơ thể vật chủ.

19. Khả năng gây bệnh của virus liên hệ đến:
a. sản xuất độc tố mạnh làm chết tế bào. b. sản xuất các enzym làm tiêu tế bào bị nhiễm virus.
c. xâm nhập tế bào và tiết độc tố chống tế bào.
d. xâm nhập tế bào và làm phát sinh phản ứng miễn dịch chống tế bào.
e. phá vỡ tế bào bị xâm nhiễm, hoặc tế bào bị xâm nhiễm mất chức năng.

20. Tác dụng sinh học của nội độc tố là:
a. gây phản ứng sốt và choáng. b. gây độc cho thần kinh và cơ tim.
c.tác dụng lên synap thần kinh vận động. d. gây hoại tử tổ chức.
e. ức chế bạch cầu đến ổ viêm.

21. Đặc điểm tác dụng sinh học của ngoại độc tố là:
a. ít độc, tác dụng nhanh và lan tỏa nhiều cơ quan. b. rất độc, tác dụng chậm và lan tỏa nhiều cơ quan.
c. ít độc, tác dụng nhanh và chọn lọc trên nhiều cơ quan.
d. rất độc, tác dụng chậm và chọn lọc trên các cơ quan và tổ chức của cơ thể
e. ít độc, tác dụng trung gian và chọn lọc trên nhiều cơ quan.

22. Vi khuẩn bám dính được trên các tế bào biểu mô cơ thể vật chủ do:
a. tổ chức có nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với môi trường sống của vi khuẩn
b. tổ chức cơ thể có nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển.
c. vi khuẩn có khả năng sinh độc tố làm tế bào trở nên kết dính.
d.vi khuẩn có lông protein quanh thân phù hợp với tế bào cơ thể.
e. sự phù hợp đặc hiệu giữa các phân tử bề mặt vi khuẩn và các receptor của tế bào.

23. Các chế phẩm vacxin vi sinh vật sống giảm độc được điều chế dựa vào tính chất:
a. mất độc tính khi dùng nhiệt và hóa chất để xử lý.
b.mất tính độc khi tiêm truyền vào cơ thể động vật nhiều lần,
c.vi sinh vật giảm độc khi cấy chuyển nhiều lần trên môi trường nhân tạo.
d.vi sinh vật đột biến giảm độc khi chiếu tia phóng xạ hoặc siêu âm.
e. các câu trên đều đúng.


24. Vi sinh vật có khả năng gây bệnh khi:
a. có mặt ở đường hô hấp. b. xâm nhập với số lượng lớn.
c. xâm nhập vào đường thích hợp. d. có nội độc tố mạnh
e. xâm nhập với số lượng lớn và đường thích hợp..


25. Vi khuẩn Salmonella typhi gây bệnh thương hàn khi:
a. xâm nhập vào đường hô hấp. b. xâm nhập vào đường tiết niệu sinh dục.
c. xâm nhập vào đường tiêu hóa. d. xâm nhập vào đường máu.
e. xâm nhập vào các vết thương.


26. Bệnh nhân bị cúm, sởi có thể truyền bệnh bằng đường sau: a.tiêu hóa. b.đường hô hấp, niêm mạc.
c.các vết thương d.đường sinh dục e.đường tiêm truyền.


27. Bệnh dịch hạch, sốt Rickettsia được truyền do:
a.vết thương nhiểm khuẩn. b.thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn.
c.tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục. d.côn trùng tiết túc truyền bệnh. e.động vật bị bệnh cắn.


28. nguồn gốc di truyền các yếu tố độc lực của vi sinh vật
a. có thể được mã hoá trên DNA của nhiễm sắc thể
b. có thể liên quan đến sự gắn DNA của bacteriophage, c. có thể được mã hoá trên các DNA plasmid
d.  có thể được mã hoá  trên các đoạn DNA di chuyển e. các chọn lựa trên


29. các yếu tố độc lực được mã hoá trên các plasmid của vi khuẩn như.
a. các yếu tố xâm nhiễm của E. coli, độc tố của vi khuẩn than
b. độc tố sinh đỏ của Streptococcus pyogenes
c. độc tố ruột của vi khuẩn tả, độc tố ruột của các loài Shigella
d. ngoại độc tố A của Pseudomonas aeruginose e. ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu


30. Các yếu tố độc lực của vi sinh vật được mã hoá trên DNA nhiễm sắc thể
a. độc tố ruột của vi khuẩn tả, độc tố ruột của các loài Shigella
b. độc tố bong da của S. aureus, độc tố của vi khuẩn than c. ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu
d. ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván e. độc tố sinh đỏ của Streptococcus pyogenes


31. Hiện nay các gen mã hoá các yếu tố độc lực của vi sinh vật
a. chưa thể xác định được với kỹ thuật phòng thí nghiệm
b. có thể dễ dàng xác định với kỹ thuật phòng thí nghiệm c. chưa được áp dụng để chẩn đoán bệnh
d. còn đang là các giả thuyết e. chỉ được thực nghiệm trên cơ thể động vật


32. Bệnh nhiễm trùng được gọi là bệnh truyền nhiễmkhi :
a. bệnh rất nặng có nguy cơ tử vong. b. vi sinh vật gây bệnh luôn cư trú trong cơ thể người bệnh.
c. vi sinh vật gây bệnh có khuynh hướng làm phát sinh các nhiễm trùng mới
d. bệnh nhân có khuynh hướng phát sinh nhiễm trùng .  e. bệnh lây lan theo đường thức ăn nước uống.

32. Vi khuẩn thương hàn, virus viêm gan A qua đường miệng, lậu cầu qua đường sinh dục, trực khuẩn uốn ván qua đường vết thương. Đây là các ví dụ minh hoạ cho
a. vi sinh vật chỉ gây bệnh lúc chúng xâm nhập cơ thể qua đường thích hợp
b. vi sinh vật luôn có khả năng gây bệnh c. khả năng lây lan mạnh của vi sinh vật
 d. vi sinh vật có nguồn gốc bên ngoài cơ thể người bệnhe. khả năng gây bệnh mạnh của vi sinh vật

33. những vi sinh vật tránh né được sức đề kháng của cơ thể vật chủ thì
a. luôn đề kháng với kháng sinh b. sản xuất ra nhiều độc tố
c. có khả năng hơn để gây bệnh d. trong tế bào chứa nhiều enzym
e. luôn kỹ sinh nội bào

34. Những thay đổi về đặc tính kháng nguyên ở một số virus làm xuất hiện typ virus mới
a. typ virus mới này tránh được sự bất hoạt của kháng thể đặc hiệu có sẳn
b. nó có thể gây nên nhiễm trùng cho cơ thể người bệnh
c. virus cúm chim là ví dụ rõ ràng nhất
d. làm cho biện pháp phòng ngừa bệnh bằng vacxin gặp nhiều khó khăn
e. các chọn lựa trên

35. E.coli bám dính vào tế bào ruột hoặc tế bào biểu mô bàng quang do
a. các đại phân tử polysacharrid đặc thù trên bề mặt vi khuẩn
b. các phân tử protein ở lông của vi khuẩn c. do các phân tử kết dính ở trên bề mặt tế bào vật chủ
d. do pili có ở quanh thân vi khuẩn e. do các yếu tố còn chưa rõ

36. Bệnh nhiễm trùng sẽ được khống chế hữu hiệu bằng giải pháp sau
a. thực hiện tiêm chủng vacxin phòng bệnh. b. mỡ rộng cơ sở điều trị bệnh nhiễm trùng.
c. cải thiện chế độ làm việc. d. diệt côn trùng trung gian truyền bệnh.
e. giáo dục tuyên truyền về tác hại của bệnh nhiễn trùng.

37. Trong cấu trúc nội độc tố của vi khuẩn gram âm, thành phần có độc tính của nội độc tố chủ yếu là
a. phần ngoài cùng của lớp lipopolysacharid của vách tế bào
b. phần lipid A của lớp lipopolysacarit ở vách tế bào
c. phần protein bên trong sát với lớp peptidoglycan
d. phần peptidoglycan trong cùng của vách vi khuẩn gram âm
e. toàn bộ phức hợp hoá học của vách vi khuẩn gram âm

38. Nội độc tố của vi khuẩn có tác dụng sinh học có lợi cho cơ thể vật chủ là:
a. tăng quá trình sinh nhịêt và năng lượng b. tăng quá trình chuyển hoá chất
c. kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể d. gây sốt để giết chết một  số vi sinh vật nhạy cảm
e. gây co mạch để hạn chế vi sinh vật xâm nhập vào tổ chức sâu

39. Bệnh nhân khỏi bệnh nhiễm trùng nhưng tiếp tục thải vi khuẩn gây bệnh gọi là:
a.bệnh nhân bị nhiễm trùng tiềm tàng. b.bệnh nhân đã được miễn dịch. c.người lành mang trùng. d.bệnh nhân đã được điều trị. e.bệnh nhân trở thành mầm bệnh.

40. Nhiều vi khuẩn đường tiêu hoá tiết ra mucinase
a. làm phá vỡ vách tế bào biểu mô tiêu hoá b. phá huỷ tế bào bạch cầu tại niên mạc ruột
c. hạn chế khả năng tiết nhầy của niêm mạc ruột d. làm phá vỡ lớp niêm dịch bao phủ niêm mạc ruột
e. tạo lớp nhầy quanh tế bào vi khuẩn và bảo vệ chúng

KHÁNG NGUYÊN VI SINH VẬT
I. Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Giải độc tố không còn......A.......nhưng vẫn giữ được khả năng sinh....B......, được dùng để làm vacxin phòng bệnh.
A............ B................
2. Kể tên 2 loài vi khuẩn sinh ra độc tố ruột . A............... B...............
3. Kể tên 2 loài vi khuẩn có kháng nguyên vỏ bản chất là polypeptit . A........... B.............
4. Kháng nguyên bề mặt Vi có ở vi khuẩn : A............ B................
II. Câu hỏi đúng sai.
1. Trong các enzym ngoại tế bào có tính kháng nguyên mạnh đáng kể nhất là các dung huyết tố.
2. Một số vi khuẩn Gram âm có kháng nguyên lông bản chất là lipoprotein .
3. Kháng nguyên vỏ của virus có bản chất là nucleoprotein .
4. Mọi virus đều có 2 thành phần cấu tạo cơ bản là axit nucleic và vỏ protein .
III. Câu hỏi 1/5.
1. Kháng nguyên vỏ protein của virus :
a. có ý nghĩa thực tế b. thường là những hapten .
c. chống lại sự thực bào . d. đóng vai trò quan trọng trong phân loại virus.
e. thường bị đột biến .
2. Kháng nguyên ngoại tế bào của vi khuẩn là kháng nguyên do.
a. vi khuẩn giải phóng ra môi trường khi vi khuẩn dung giải.

b. vi khuẩn tiết ra môi trường trong quá trình phát triển. c.vi khuẩn tiết ra khi có mặt prophag-.
d. Các trực khuẩn gram  dương tiết ra. e. các vi khuẩn thuộc họ đường ruột tiết ra.
3. Ngoại độc tố.
a. do vi khuẩn sống tiết ra . b. thoát ra khi vi khuẩn dung giải . c.do trực khuẩn gram dương tiết ra. d. do trực khuẩn gram âm tiết ra.
e. do các vi khuẩn kỵ khí tiết ra.
4. Vi khuẩn có độc tố ruột là:
a. Các trực khuẩn đường ruột. b. Các vi khuẩn gram âm.
c. Salmonella. d. Shigella. e.V.cholerae 01. 5.Vi khuẩn có ngoại độc tố , ví dụ như:
a. Tụ cầu, liên cầu. b. E.coli, phế cầu.
c. vi khuẩn bạch hầu, vi khuẩn uốn ván. d.Vi khuẩn tả, vi khuẩn lậu.
e. vi khuẩn bạch hầu, vi khuẩn lao.
6. Enzym ngoại tế bào có tính kháng nguyên mạnh là:
a. Coagulaza b.proteinaza c.penicillinaza
d.Streptolysin. S. e.Streptolysin O
7. Cùng một kháng nguyên nhưng đưa vào các cơ thể vật chủ khác nhau thì :
a. có đáp ứng miễn dịch ở mức độ khác nhau . b. có đáp ứng miễn dịch ở mức độ giống nhau c.không đánh giá được mức độ đáp ứng miễn địch.
d. không có đáp ứng miễn dịch. e.câu c và d đúng.
8. Xử lý ngoại độc tố với Formolvà nhiệt trong một thời gian thì sẽ thu được:
a. huyết thanh phòng bệnh. b. kháng độc tố. c. giải độc tố. d.vaccin chết. e. vaccin sống.
9. Phản ứng ASO sử dụng kháng nguyên:
a. streptokinaza. b. Antistreptolysin.O. c. Streptolysin.S
d. Antistreptokinaza. e. Streptolysin.O.
10. Kháng nguyên hòa tan của vi khuẩn là;
a. độc tố và kháng nguyên H. b. các độc tố và các enzym.
c. kháng nguyên O và các enzym.
d. Kháng nguyên O và kháng nguyên H. e.câu b và d đúng. 11.Vi khuẩn có kháng nguyên vỏ polysaccharit là:

a. E. coli. b. Liên cầu . c. trực khuẩn than.
d. trực khuẩn dịch hạch. e. Shigella.
12. Vi khuẩn có kháng nguyên lông là:
a. Salmonella. b. E.coli. c. Klebsiella. d. B. mallei.
e. Brucella.
13. Kháng nguyên Vi của một số Salmonella là một lớp màng mỏng bao bọc bên ngoài :
a. màng nguyên tương của vi khuẩn. b. vách tế bào của vi khuẩn.
c. vỏ tế bào của vi khuẩn. d. nguyên tương của vi khuẩn.
e. che lấp kháng nguyên H của vi khuẩn. 14.Kháng nguyên Vi có ở:
a. Salmonella typhi. b. Salmonella paratyphi A.
c. Salmonella paratyphi B. d. Salmonella typhimurium.
e. Salmonella enteritidis.
15. Kháng nguyên O của các vi khuẩn gram âm họ đường ruột là:
a. kháng nguyên ngoại tế bào. b. Nội độc tố. c. Lipopolysacacrit.
d. ngoại độc tố. e. Protein.
16. Bản chất hóa học của kháng nguyên vỏ vi khuẩn dịch hạch và trực khuẩn than là:
a.lipoprotein. b. polypeptit. c.polysaccarit.
d.lipopolysaccarit. e. glycopeptit 17.Bản chất hóa học của kháng nguyên vỏ phế cầu là:
a. polysaccarit. b. protein. c. lipopolysaccarit.
d. polypeptit. e. .lipoprotein.
18. Trong thành phần lipopolysaccarit ở vách tế bào vi khuẩn gram âm họ đường ruột:
a.phần lipit có tính kháng nguyên b. phần polysaccarit có tính độc .
c. phần lipit có tính độc . d. phần polysaccarit tính kháng nguyên.
e. câu c và d đều đúng.
19. Kháng nguyên lông của vi khuẩn gram âm họ đường ruột:
a. còn gọi là kháng nguyên H. b. bản chất là protein.
c. bản chất là polysaccharit.
d. bị kháng nguyên Vi bao bọc hoàn toàn. e. câu a,b đúng.

20. Kháng nguyên nucleoprotein của hạt virus gồm:
a. axit nucleic và lipit. b. AND và protein.
c. ARN và protein. d. axit nucleic và protein.
e. phức hợp protein- lipit- polysaccharit.
21. Trên vỏ peplos của một số virus, kháng nguyên đặc hiệu :
a. là yếu tố ngưng kết hồng cầu. b.Bản chất là protein.
c. bản chất là polysaccarit. d. là dung huyết tố. e. các enzym .
23. Tính đặc hiệu của kháng nguyên O ở vách tế bào vi khuẩn Gram âm được quy định bởi:
a. Cấu tạo hóa học. b. Phần lipit
c. Trọng lượng phân tử d. Phần polysaccharit. e. Phần lipoprotein..
24. Virus nào sau đây có yếu tố ngưng kết hồng cầu :
a. HIV, virus viêm gan B. b. Virus dại, Rotavirus.
c. Virus cúm, virus Dengue. d. Virus cúm, virus Herpes.
e. Virus Dengue, virus viêm gan A.

SỰ ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ CHỐNG LẠI CÁC VI SINH VẬT GÂY BỆNH
I,Câu trả lời ngắn:
1. Nêu tên hai loại tế bào có chức năng thực bào của cơ thể : A........ B.........
2. Phản ứng viêm nhằm mục đích ngăn cản sự.....A........và ....... B....... của các vi sinh vật gây bệnh.
A........ B..........
3. Phần lớn các vi khuẩn khó sống sót ở mặt da vì hiệu ứng ức chế trực tiếp của...A..... và .....B......ở mồ hôi, chất bã nhờn và pH thấp của chúng.
A.......... B..........
4. Interferon là những......A.,......do nhiều loại tế bào sản xuất ra sau khi có tác dụng kích thích của.....B......
A........... B.........
5. Các cơ chế bảo vệ đặc hiệu chỉ có được khi cơ thể đã tiếp xúc với các.....A......của một vi sinh vật gây bệnh nào đó.

A........
6. Nêu hai tính chất cơ bản nhất của Interferon. A.......... B...........
II. Câu hỏi đúng, sai:
1. Khi vi sinh vật qua được da và niêm mạc, cơ thể chống lại bằng phản ứng viêm tại chỗ, nơi vi sinh vật vừa lọt vào.
2. Hiện tượng opsonin hóa làm cho sự thực bào xảy ra nhanh chóng hơn.
3. Đáp ứng miễn dịch dịch thể có vai trò quan trọng trong việc chống lại các vi sinh vật ký sinh nội bào.
4 . Interferon tác động trực tiếp lên virus như kháng thể .
5.Da và niêm mạc là rào cản đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể.
6.Đối với các vi sinh vật ký sinh ngoài tế bào, các kháng thể, bổ thể và tế bào thực bào không thể loại trừ chúng ra khỏi cơ thể.
III. Câu hỏi 1/5.
1. Cơ chế miễn dịch không đặc hiệu khác với cơ chế miễn dịch đặc hiệu ở chỗ nó có khả năng:
a. chống lại riêng từng loại kháng nguyên . b. chống lại chung nhiều loại kháng nguyên .
c. làm tăng hiệu quả của sức đề kháng chống vi sinh vật . d. giúp cơ thể vật chủ chống nhiễm vi sinh vật
e. đề phòng sự tái nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
2. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu:
a.có được khi cơ thể nhiễm trùng hoặc do dùng vacxin. b.làm giảm hiệu quả của cơ chế bảo vệ đặc hiệu.
c.được huy động đầu tiên để ngăn cản vi sinh vật xâm nhập cơ thể.
d.bao gồm hệ thống thực bào và kháng thể. e.có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh nội tế bào.
3. Các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu rất quan trọng:
a. trong việc đề phòng sự tái nhiễm vi sinh vật gây bệnh. b. trong các nhiễm trùng đường tiêu hóa.
c.trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật gây bệnh . d. trong các nhiễm trùng đường ho hấp.
e. trong giai đoạn đầu khi chờ đợi miễn dịch đặc hiệu.
4. Khi miễn dịch đặc hiệu xuất hiện thì:
a. các ức chê không đặc hiệu lại được khuyếch đại thêm. b. các cơ chê không đặc hiệu bị ức chế.

c.hoạt động của các ức chê không đặc hiệu giảm dần. d. xuất hiện các kháng thể tự nhiên.
e. miễn dịch thụ động giảm dần.
5. Hiệu quả bảo vệ cơ thể cuả hàng rào da và niêm mạc được tăng cường nhờ :
a. cơ chế thực bào. b. các chất tiết ở da và niêm mạc.
c. các yếu tố hòa tan trong huyết thanh. d. các kháng thể bảo vệ .
e. hoạt động của tế bào nhiễm khuẩn
6. Đại thực bào có chức năng :
a. Thực bào, tiêu hóa, miễn dịch . b. thực bào, bài tiết, xử lý vật lạ.
c.thực bào, bài tiết, miễn dịch tế bào. d. thực bào, miễn dịch tế bào
e.thực bào và khởi động đáp ứng miễn dịch đặc hiệu .
7. Chức năng miễn dịch của đại thực bào là :
a. trình diện kháng nguyên tạo kháng thể . b. hoạt hóa lympho T và lympho bào B .
c. sinh kháng thể và tiêu diệt các mầm bệnh nội tế bào.
d. Tiết lymphokin và khởi động đàp ứng miễn dịch đặc hiệu .
e. khởi động đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào
.
8. Các mầm bệnh nội tế bào , ví dụ như:
a. Vi khuẩn lao, Brucella,Listeria, virus... b. Brucella, Salmonella, tụ cầu, vi khuẩn tả.
c. vi khuẩn lao, liên cầu, lậu cầu,E.T.E.C... d. Virus, vi khuẩn bạch hầu,phế cầu,....
e. Listeria, trực khuẩn than, vi khuẩn uốn ván.....
9. Các yếu tố hoà tan trong huyết thanh của cơ chế miễn dịch không đặc hiệu gồm:
a.bổ thể, interferon, kháng thể , globulin. b. interferon, properdin, protein , tự kháng thể .
c. bổ thể , properdin, kháng thể tự nhiên, interferon.
d. các axit béo chưa no, glycoprotein, lysozym. e .các câu trên đều đúng.
10. Kháng thể tự nhiên là:
a. kháng thể được hình thành do sự kích thích của các kháng nguyên bảo vệ của các vi sinh vật gây bệnh.
b. kháng thể có khả năng làm tan hồng cầu.

c. kháng thể có một cách tự nhiên trong huyết thanh của cơ thể bình thường.
d. kháng thể khi phản ứng với kháng nguyên thì có thể gắn với bổ thể.
e. kháng thể có khả năng gắn với bề mặt tế bào .
11. Bổ thể là một hệ thống:
a. protein huyết thanh. b.gama globulin huyết thanh.
c.có tác dụng làm tan hồng cầu. d.trung hòa enzym. e.glycoprotein.
12. Bổ thể tham gia vào các hiện tượng sinh học như:
a. dung huyết miễn dịch , hóa hướng động, trung hòa virus...
b. opsonin hóa, huy động bạch cầu, trung hòa enzym.. c.trung hòa độc tố, tiêu diệt vi khuẩn , làm tan hông cầu.
d. tan vi khuẩn , kết dính miễn dịch , hóa hướng động.
e. kết dính miễn dịch , trung hòa enzym, trung hòa virus...
13. Interferon là những:
a. polysccharit. b. lipoprotein. c. glycoprotein. d. lipopolysaccharit.
e. lipit.
14. Interferon:
a.xuất hiện muộn và tồn tại lâu trong cơ thể. b. có tính đặc hiệu loài.
c. tác dụng đặc hiệu với từng loại virus gây bệnh. d.có tác động hoayt hóa các đại thực bào.
e.tác động trực tiếp lên virus như kháng thể.
15. Interferon chống virus bằng cách:
a.trực tiếp ức chế sự sao mã của virus. b. hoạt hóa các tế bào nhiễm khuẩn.
c.kích thích lympho bào TC tiêu diệt tế bào đích nhiễm virus.
d. kích thích tế bào dùng cơ chế enzym để ức chế sự nhân lên của virus. e.hoạt hóa các đại thực bào.
16. Interferon có :
a. tác động ngăn cản sự nhân lên của nhiều loài virus khác nhau.
b. tác dụng đặc hiệu với từng loài virus gây bệnh. c. khả năng hoạt hóa lympho T.
d. hoạt tính chống vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.
e. khả năng hoạt hóa các bạch cầu trung tính.
17. Phản ứng viêm:
a. là một phản ứng có hại cho cơ thể. b.là một phản ứng tích cực của cơ thể.

c. làm cho vi sinh vật gây bệnh lan rộng. d.có tác dụng hoạt hóa bổ thể.
e. đóng vai trò quan trọng đối với các vi sinh vật có độc lực cao.
18. Properdin tham gia vào quá trình:
a. trung hòa virus. b.  tiêu  diệt tế bào đích nhiễm virus.
c. dung giải một số vi khuẩn và virus. d. trung hòa độc tố và enzym.
e. điều hoà miễn dịch.
19. Tế bào NK (Nature killer cell) đóng vao trò quan trọng trong:
a. miễn dịch tế bào . b. miễn dịch không đặc hiệu .
c. miễn dịch chống ung thư. d. miễn dịch dịch thể.
e. miễn dịch chống ung thư và miễn dịch chống virus .
20. Ở cơ thể người, lysozym được tìm thấy trong:
a. nước bọt, niêm mạc, nước tiểu...... b. tế bào biểu mô, dịch tiêu hóa, chất bả.
c. nước mắt, dịch tiết mũi, ở da. d. huyết thanh, đại thực bào tế bào biểu mô....
e. mồ hôi, nước mắt, huyết thanh, dịch tiêu hóa...
21. Lysozym có khả năng:
a. làm tan một số virus chủ yếu là myxovirus.
b.làm tan một số vi khuẩn chủ yếu là các cầu khuẩn gram âm.
c. làm tan một số vi khuẩn chủ yếu là các trực khuẩn gram dương. d. giết chết vi khuẩn.
e. làm tan một số vi khuẩn chủ yếu là các trực khuẩn gram âm.
22. Lysozym:
a. làm tăng cường tác dụng của bổ thể trên các trực khuẩn gram âm.
b. làm vỡ capsit của một số virus . c.làm tăng cường tác dụng của kháng thể trên các vi khuẩn .
d. làm tăng cường hiện tượng “opsonin hóa”. e. làm tăng cường hiện tượng ADCC.
23. Một số kháng thể có khả năng làm tan một số vi khuẩn gram âm khi phối hợp với:
a.properdin. b. interferon. c. bổ thể. d. tế bào NK.
e. đại thực bào.
24. Quá trình “opsonin” hóa làm:
a. giảm thựcbào, b. tan tế bào vi sinh vật . c. tăng hiệu quả ADCC.

d. tăng hiện tượng thực bào. e. khởi động đáp ứng miễn dịch đặc hiệu .
25. Các cơ chế miễn dịch đặc hiệu của cơ thể vật chủ là:
a. miễn dịch tế bào và các yếu tố hòa tan trong huyết thanh.
b. miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào . c. miễn dịch dịch thể và cơ chế thực bào.
d. lympho bào TC và lypho bào TDTH.. e. trung hòa virus và trung hòa độc tó.
26. Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc vào sự xuất hiện của:
a. các đại thực bào. b. bổ thể.
c. interferon. d. kháng thể tự nhiên. e. kháng thể bảo vệ.
27. Cơ thể vật chủ đề phòng sự tái nhiễm vi sinh vật gây bệnh nhờ sự tồn tại của:
a. interferon. b. kháng thể tự nhiên.
c. tế bào NK. d. kháng thể bảo vệ. e. lysozym.
28. Các kháng thể làm cho virus mất khả năng gây bệnh bằng cách:
a. trung hòa độc lực của virus. b. hoạt hóa đại thực bào .
c. tiêu diệt tế bào đích nhiễm virus . d. hoạt hóa properdin.
e. kích thích tế bào dùng cơ chế enzym để diệt virus.
29. Các kháng thể có khả năng ngăn cản vi sinh vật bám vào niêm mạc đường tiêu hóa thường là:
a. IgE. b. IgD. c. IgA tiết. d. IgM. e. IgG và IgE.
30. Kháng độc tố bạch hầu có tác dụng:
a. diệt vi khuẩn bạch hầu. b. trung hòa độc tố bạch hầu.
c. trung hòa vi khuẩn bạch hầu. d. làm vacxin phòng bệnh bạch hầu.
e. làm tan vi khuẩn bạch hầu.
31. Kháng độc tố uốn ván có tác dụng:
a. trung hòa độc tố uốn ván. b. làm vacxin phòng bệnh uốn ván.
c. diệt vi khuẩn uốn ván. d. trung hòa vi khuẩn uốn ván.
e. tăng cường sự thực bào.
32. Đáp ứng miễn dịch dịch thể tức là:
a. Khả năng sinh sản các lympho bào T phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên .

b. khả năng hình thành kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên .
c. khả năng tiết ra các chất hòa tan như lymphokin.
d. khả năng hình thành các yếu tố hòa tan như kháng thể tự nhiên.
e. đáp ứng miễn dịch trong giai đoạn đầu khi chờ đợi đáp ứng miễn dịch tế bào
.
33. Đối với các mầm bệnh nội tế bào thì kháng thể dịch thể có vai trò th yếu trong sức đề kháng vì:
a. kháng thể không đặc hiệu với các vi sinh vật gây bệnh.
b. kháng thể không tiếp cận được với các vi sinh vật gây bệnh. c.Các đại thực bào đã tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
d. các tế bào NK đã tiêu diệt các tế bào đích nhiễm virus .
e. interferon sẽ ức chế sự nhân lên của chúng.
34. Hiệu quả ADCC là:
a. Tác động gây độc tố tế bào đích do lympho bào K nhưng cần sự có mặt của kháng thể đặc hiệu chông tế bào đích.
b. Tác động gây độc tố tế bào đích nhiễm virus do lympho bào TC thực hiện.
c. Tác động gây độc tố tế bào đích do tác dụng của kháng thể gây độc tế bào kết hợp với bổ thể.
d. Tác động gây độc tố tế bào đích do tế bào NK.
e. Tác động gây độc tố tế bào do lympho baò TDTH thực hiện thông qua các lymphokin.
35. Cơ chế miễn dịch tế bào (MDTB. bảo vệ gồm:
a. MDTB do lympho bào TC và MDTB do lympho bào null.
b. MDTB do lympho bào TDTH và đại thực bào.
c. MDTB do lympho bào TC và MDTB do lympho bào TDTH.
d. MDTB do lympho bào K và đại thực bào. e. MDTB do đại thực bào và lympho bào TC.
36. Kháng thể sau khi kết hợp với độc tố :
a. làm thay đổi cấu trúc không gian của phân tử độc tố và thay đổi hoạt tính của độc tố .
b.Đã giải độc để biến thành giải độc tố dùng làm vaccin phòng bệnh.
c. làm thay đổi tính kháng nguyên của độc tố .
d. làm tan độc tố với sự có mặt của bổ thể. e. có thể gây sốc phản vệ.
37. Các mầm bệnh nội tế bào sẽ bị tiêu diệt khi các đại thực bào chứa chúng được hoạt hóa bởi:
a. Các inetrferon. b. các kháng thể.

c. các interleukin. d. các lymphokin. e. các kháng nguyên .
38. Có vai trò quan trọng trong việc chống các vi sinh vật ký sinh bên trong tế bào là cơ chế :
a. miễn dịch dịch thể, b. miễn dịch tế bào .
c. đại thực bào. d. bổ thể. e. properdin.
39. Cơ chế miễn dịch tế bào do lympho bào TDTH thực hiện quan trọng trong bệnh:
a. Bạch hầu. b. tả. c. uốn ván. d. ho gà. e. lao, phong.
40. Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể, tế bào trựqc tiếp sản xuất ra các kháng thể là:
a. lympho bào B . b.lympho bào TDTH.
c.đại thực bào. d. tế bào plasma. e. lympho bào TC.
41. Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể:
a. các lympho bào B kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên .
b. các kháng thể kết hợp đăc hiệu với kháng nguyên tương ứng.
c. các lympho bào T kết hợp đăc hiệu với kháng nguyên.
d. các đại thực bào kết hợp đăc hiệu với kháng nguyên. e. các lympho bào sản xuất ra kháng thể .
42. Nhiệm vụ chính của lympho bào T là:
a. hình thành đáp ứng miễn dịch tế bào và hợp tác với lympho B.
b. hoạt hóa đại thực bào và tiết ra interferon gama. c. tiêu diệt các tế bào đích nhiễm virus .
d. hình thành đáp ứng miễn dịch tế bào và tham gia cơ chế điều hòa miễn dịch .
e. tiết ra lymphokin và hợp tác với lympho B trong việc sản xuất kháng thể .
43. Những tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào .
a. lympho bào B và đại thực bào. b. tế  bào  NK và một số lympho bào T.
c. lympho bào “null” và lympho bào B. d. một số lympho bào T và đại thực bào.
e. lympho bào B và lympho bào T.
44. Lympho bào TDTH hoạt hóa đại thực bào do nó có khả năng tiết ra
a. interleukin. b. lymphokin. c. interferon gama.
d. interferon beta. e. interleukin 1.

45. Đáp ứng miễn dịch tế bào đóng vao trò quan trọng trong các bệnh:
a. Nhiễm trùng cấp tính. b. nhiễm trùng mạn tính.
c. do vi sinh vật ký sinh nội bào. d. do các trực khuẩn gram âm gây ra.
e. do các cầu khuẩn gram dương gây ra.
46. Hiệu quả gây độc tố tế bào đích nhiễm virus của lympho TC chỉ xẫy ra khi nó nhận được :
a. kháng nguyên lạ. b. kháng nguyên của tế bào đích.
c. kháng nguyên virus đặc hiệu có trên bề mặt tế bào đích.
d. kháng nguyên phù hợp tổ chức lớp I trên bề mặt tế bào đích. e. đồng thời cả c và d.
47. Đáp ứng miễn dịch tế bào , tức là:
a. khả năng sinh sản của các lympho T phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên .
b. khả năng tiêu diệt các tế bào đích nhiễm virus . c. khả năng sinh sản các tế bào NK.
d. khả năng hoạt hóa đại thực bào nhằm làm tăng hiệu lực miễn dịch tế bào .
e. khả năng sản xuất ra interferon gama.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

This Blog is protected by DMCA.com

Online English Test
Series Cases of Gray' s anatomy (14th)

Dược lý - Dược lâm sàng

Bài giảng Tim mạch

Popular Posts

Blog Archive