BÁO CÁO BỆNH ÁN VÀ PHÂN TÍCH THEO
S.O.A.P
Họ
và tên: T.C Năm sinh: 1962 Giới tính: Nam
Dân
tộc: Khmer Nghề
nghiệp: Nông dân
Nhập
viện: 14h ngày 19/5/2019
Cấp cứu chẩn đoán: Nhiễm
trùng nóng I chân T, P/Đái tháo đường type 2.
Nhập
nội tim mạch: 14h30 ngày 19/5/2019
Chẩn đoán ban đầu tại
khoa Nội tim mạch Lão khoa: Tăng huyết áp.
Tiền sử bệnh: Tăng huyết
áp, đái tháo đường.
Tiền sử gia đình: Không
rõ.
Lối sống: Nông dân, không
uống rượu, không hút thuốc lá.
Lý do vào viện: Đau sưng
ngón I chân T, P nên nhập viện.
Tiền sử dị ứng: Chưa thấy
có ghi nhận
Tiền sử dùng thuốc: Không
sử dụng thuốc.
Khám:
Mạch:
100 lần/phút
Nhiệt
độ: 370C
Huyết
áp: 130/80
Nhịp
thở: 20 lần/phút
Cân
nặng: 70kg
Chiều
cao: 1m65
Kết
quả xét nghiệm hóa sinh ngày 19/05/2019:
Glucose: 30,25 mmol/l (3,9 – 6,4)
Ure:
5,74 mmol/l (2,5 – 7,5)
Creatinin
98,3 µmol/l (62 – 120)
Cholesterol: 6,11 mmol (3,9 – 5,2)
TG 3,45 mmol (0,46 – 1,88)
HDL
1,15 mmol (≥ 0,9)
GOT
4,63 U/L (≤ 37)
GPT
15,84 U/L (≤ 40)
Ion
huyết đồ:
Na+
139 mmol/l (135 – 150)
K+
3,8 mmol/l (3,5 – 5,0)
Cl-
97,1 mmol/l (95 – 105)
Calci
ion hóa: 1,20 (1,17 – 1,29)
Các
chỉ số bất thường của phân tích tế bào máu ngoại vi:
–
Xét nghiệm vào 15:26 ngày 19/05/2019:
·
WBC
13,8 (4,6 – 10,0) k/ul
·
NEU
12,8 (2,0 – 6,9)
·
NEU%
92,7 (37,0 – 80,0)
Xét
nghiệm vào 8:44 ngày 22/05/2019:
·
WBC
10,3 (4,6 – 10,0) k/ul
·
NEU
7,74 (2,0 – 6,9)
·
NEU% 74,8 (37,0 – 80,0)
Xét
nghiệm vào 8:30 ngày 24/05/2019:
·
WBC 7,73 (4,6 – 10,0) k/ul
·
NEU 5,53 (2,0 – 6,9)
·
NEU% 71,5 (37,0 – 80,0)
Xét
nghiệm vào 9:30 ngày 30/05/2019:
·
WBC
10,5 (4,6 – 10,0) k/ul
·
NEU
8,07 (2,0 – 6,9)
·
NEU% 76,6 (37,0 – 80,0)
TỜ ĐIỀU TRỊ
Ngày giờ
|
Tình trạng bệnh
|
Y lệnh
|
14h 19/5/2019
|
Bệnh
nhân đau nhức 2 ngón chân → nhập viện.
Tiền
sử: Đái tháo đường type 2.
Bệnh
tỉnh
Niêm
hồng
Huyết
áp: 140/90 mmHg
Tim
đều
Phổi
trong
Bụng
mềm
Chẩn
đoán: Nhiễm trùng 2 ngón chân số I, Đái tháo đường type 2.
|
Insulin nhanh 100UI (TDD)
Đường huyết đo tại giường 23,5 mmol/l
|
12h20
|
Nội tim mạch nhân bệnh.
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
Insulin lantus 100UI (TDD)
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Đo đường huyết vào lúc 20h
|
16h
|
Có huyết đồ
|
Theo dõi tiếp
|
20h
|
Đường huyết 20,3 mmol/l
|
Theo dõi tiếp
|
8h 20/5/2019
|
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Chuyền: NaCl 0,9% 500ml
Xét nghiệm siêu âm mạch máu 2 chân.
Đo đường huyết lúc đói 6h ngày
21/5/2019.
|
6h 21/5/2019
|
Đường huyết 15 mmol/l
|
Thêm Insulin 30/70 100 UI (TDD)
|
8h
|
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Insulin 30/70 100 UI (TDD)
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Thêm: Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều
tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
|
18h
|
Bệnh tỉnh, không sốt, sưng ngón I chân T
|
Mời bên ngoại băng cắt ngón 22/5/2019
|
8h 22/5/2019
|
Huyết áp: 120/80 mmHg
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Insulin 30/70 100 UI (TDD)
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
Thêm: Insulin 30/70 50UI (TDD)
Xét nghiệm đường huyết lúc đói 6h 23/5
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
|
12
|
Có kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại
vi
|
Theo dõi tiếp
|
22h
|
Bệnh tỉnh, sốt 380C, ngón 1
chân T đau nhiều
HA = 130/80 mmHg
|
Chuyền Paracetamol 1g/100ml
|
6h 23/5/2019
|
Đường huyết 12,3 mmol/l
|
Theo dõi tiếp
|
8h
|
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Insulin 30/70 (TDD)
100 UI sáng
50 UI chiều
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
Dịch truyền: NaCl 0,9% 500ml
Rửa vết thương mỗi ngày
|
8h 24/5/2019
|
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Insulin 30/70 (TDD)
100 UI sáng
50 UI chiều
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
Mời bác sĩ ngoại khoa khám vết thương
Xét nghiệm: Đo đường huyết đói 6h
25/5/2019
Tổng phân tích tế bào ngoại vi
|
12h
|
Có kết quả tổng phân tích tế bào ngoại
vi
|
Theo dõi tiếp
|
16h30
|
Bệnh tỉnh
Ngón 1 hai chân sưng dịch
Sưng đau bàn chân
|
Lấy dịch cấy kháng sinh đồ
|
25/5/2019
6h
|
Đường huyết 13,4 mmol/l
|
Theo dõi tiếp
|
8h
(Thứ 7)
|
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Insulin 30/70 (TDD)
100 UI sáng
50 UI chiều
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
|
26/5/2019
8h
(Chủ nhật)
|
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Insulin 30/70 (TDD)
100 UI sáng
50 UI chiều
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
|
27/5/2019
8h
|
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Insulin 30/70 (TDD)
100 UI sáng
50 UI chiều
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
|
28/5/2019
8h
|
Huyết áp 150/80 mmHg
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Insulin 30/70 (TDD)
100 UI sáng
50 UI chiều
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
Thêm: Irbesartan 150mg 1 viên uống
Xét nghiệm: Đường huyết lúc đói 6h
29/5/2019
Dịch truyền: NaCl 0,9% 500ml
Mời khoa Chấn thương chỉnh hình cắt lọc
|
29/5/2019
6h
|
Đường huyết 13,7 mmol/l
|
Theo dõi tiếp
|
8h
|
Huyết áp 140/85 mmHg
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Insulin 30/70 (TDD)
100 UI sáng
50 UI chiều
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
Irbesartan 150mg 1 viên uống
Thêm: Moxifloxacin 400mg 1 viên uống
Rửa vết loét
|
29/5/2019
8h
|
Huyết áp 140/80 mmHg
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM)
1 lọ x 2 lần 8h-16h
Moxifloxacin 400mg u
Insulin 30/70 (TDD)
100 UI sáng
50 UI chiều
Paracetamol 0,625g 1 x 2 u
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
Clopidogrel 75 mg 1 uống
Irbesartan 150mg 1 viên uống
Xét nghiệm: đo đường huyết lúc đói 6h
31/5/2019
Tổng phân tích tế bào ngoại vi
Mời ngoại khoa cắt lọc
|
11h
|
Có kết quả tổng phân tích tế bào ngoại
vi
|
Theo dõi tiếp
|
31/5/2019
6h
|
Đường huyết 14,0 mmol/l
|
|
8h
|
Huyết áp 140/80 mmHg
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
|
Huyết áp 140/80 mmHg
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm hồng
Loét ngón 1 chân bên P chảy mủ
Tim đều rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón 1
chân T, P; Đái tháo đường type 2
Dịch truyền: NaCl 0,9% 500ml (TTM)
Xét nghiệm: Đo đường huyết lúc đói vào
6h mỗi ngày
|
TƯ
VẤN THUỐC CHO BÁC SĨ
Bệnh
nhân có tình trạng nhiễm trùng ngón chân cái I chân T, P do biến chứng “bàn
chân đái tháo đường”. Vì thế, các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm
trùng bàn chân cho bệnh nhân với Cefoxitin 2g x 2 lần/ngày.
Tuy
nhiên, Cefoxitin không đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Tối
ngày 24/5/2019, bệnh nhân bị sưng và đau lan lên xương chày vùng cẳng chân, kèm
sốt. Bệnh nhân tự ý uống Ampicillin/Sulbactam thì thấy đỡ nhiều, hết hẳn sưng
nóng đỏ đau ngón chân và sau đó uống liên tục cho tới sáng thứ 2 (27/5/2019)
thì bác sĩ nói với bệnh nhân không uống thuốc bừa bãi.
Sau
khi ngừng tự ý sử dụng Ampicillin/Sulbactam, tình trạng viêm, sưng đau ngón
chân, lan lên tận xương chày lại xuất hiện, đồng thời bệnh nhân có sốt vào ban
đêm. Sử dụng Cefoxitin không đáp ứng.
Đến
29/5/2019, em đóng vai trò là dược sĩ lâm sàng đã tư vấn cho bác sĩ: Tình trạng
nhiễm khuẩn của bệnh nhân đáp ứng với Ampicillin/Sulbactam nhưng không đáp ứng
với Cefoxitin → có thể nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trực khuẩn Gr (–) tiết ra
β-lactamase. Nên sử dụng một kháng sinh có phổ tác dụng trên cả kỵ khí, vì vết
thương có mùi hôi.
BS.
điều trị đồng ý quan điểm vết thương có thể nhiễm vi khuẩn kỵ khí, vì có mùi
hôi đặc trưng. Vì thế thêm Moxiflocaxin 400mg/ngày uống để tác động trên vi khuẩn
kỵ khí. Moxiflocaxin thuộc nhóm Quinolon không bị tác động bởi β-lactamase, phổ
rộng trên cả vi khuẩn kỵ khí (ngoại trừ B.
fragilis). Moxifloxacin là một kháng sinh thế hệ mới, có tác dụng trên cả
những vi khuẩn đề kháng với quinolon thế hệ 2 bằng cách đột biến gen gyrA và parC.
Tuy
nhiên, 2 ngày sau, tình trạng của bệnh nhân vẫn không đỡ. 8h ngày 31/05/2019, Bác
sĩ điều trị hỏi ý kiến tại giường với dược sĩ lâm sàng về kháng sinh.
Trả
lời: Do cả Cefoxitin và Moxifloxacin đều không đáp ứng với vi khuẩn gây nhiễm
trùng → nghi ngờ bệnh nhân nhiễm trùng Bacteroides
fragilis hoặc Pseudomonas aeruginosa
hoặc là vi khuẩn đề kháng. Tuy nhiên, bệnh nhân lại đáp ứng với
Ampicillin/Sulbactam và không có dấu hiệu mủ màu xanh nên có thể loại bỏ nghi
ngờ nhiễm P. aeruginosa.
Bacteroides fragilis nhạy
cảm với Metronidazol và Amoxicillin/acid clavulanic (và các thuốc β-lactam phối
hợp với chất ức chế β-lactamase). Vì thế, đề xuất với bác sĩ sử dụng
Amoxicillin/acid clavulanic thay cho Cefoxitin.
Tuy
nhiên, sau khi bác sĩ nghe ý kiến xong lại quyết định chờ kháng sinh đồ (làm
KSĐ từ 16h30 ngày 24/05/2019, đến ngày 31/05/2019 vẫn chưa có kết quả). Lý do
vì Amoxicillin/acid clavulanic không có sẵn trên khoa cho nên bác sĩ không muốn
thay đổi kháng sinh ngay (Moxifloxacin và Cefoxitin lại có sẵn trên khoa nên có
thể thay ngay được).
PHÂN
TÍCH CASE LÂM SÀNG THEO S.O.A.P
1.
Subjective:
Thông tin chủ quan.
Tuổi: 57 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Nông Dân
Tiền sử bệnh: Tăng huyết
áp, đái tháo đường.
Tiền sử gia đình: Không
rõ.
Lối sống: Nông dân, không
uống rượu, không hút thuốc lá.
Lý do vào viện: Đau sưng
ngón I chân T, P nên nhập viện.
Cấp cứu chẩn đoán: Nhiễm
trùng nóng I chân T, P/Đái tháo đường type 2.
Chẩn đoán ban đầu tại
khoa Nội tim mạch Lão khoa: Tăng huyết áp.
Tiền sử dị ứng: Chưa thấy
có ghi nhận
Tiền sử dùng thuốc: Không
sử dụng thuốc.
2.
Objective
– thông tin khách quan.
-
Khám lâm sàng:
·
Mạch: 100 lần/phút
·
Nhiệt độ: 370C
·
Huyết áp: 130/80
·
Nhịp thở: 20 lần/phút
·
Cân nặng: 70kg
·
Chiều cao: 1m65
BMI = 25,7.
Khám ghi nhận: Bệnh tỉnh,
tim đều, phổi trong, bụng mềm.
Kết quả xét nghiệm hóa
sinh máu: Các chỉ số bất thường là
Glucose: 30,25 mmol/l (3,9 – 6,4)
Cholesterol: 6,11 mmol (3,9 – 5,2)
TG 3,45 mmol (0,46 – 1,88)
Các thông số còn lại bình
thường.
-
Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón I bàn chân T,
P/Đái tháo đường type 2/Tăng huyết áp/Rối loạn lipid máu.
-
Thuốc điều trị:
+
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM): 1 lọ x 2 lần 8h-16h
+
Moxifloxacin 400mg uống
+
Insulin 30/70 (TDD): 100 UI sáng
50 I
chiều
+
Paracetamol 0,625g 1 x 2 uống
+
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
+
Clopidogrel 75 mg 1 uống
+
Irbesartan 150mg 1 viên uống
3.
Assessment
– Đánh giá tình trạng bệnh nhân.
3.1.
Nguyên
nhân.
+ Tiền sử của bệnh nhân: Đái
tháo đường type 2.
+ Khám lâm sàng thấy: Mạch: 100 lần/phút
Huyết áp: 130/80 mmHg
Bệnh
tỉnh, tiếp xúc tốt, phổi trong, tim đều, bụng mềm.
Bệnh
nhân 58 tuổi, giới tính nam, chiều cao 1m65, cân nặng 70kg, chỉ số BMI = 25,7.
Thể trạng: thừa cân – tiền béo phì.
Các
yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng tăng huyết áp của bệnh nhân:
–
Nam giới, > 55 tuổi.
–
Rối loạn lipid máu: Cholesterol: 6,11 mmol/l (3,9 – 5,2) ,TG 3,45 mmol/l (0,46 – 1,88).
–
Béo phì.
–
Béo bụng (theo ước đoán quan sát)
–
Đái tháo đường: Đường huyết đo được lúc nhập
viện là 30,25 mmol/l, đo đường huyết lúc đói 6h ngày 21/5/2019 là 15,0 mmol/l.
-
Cận lâm sàng: Các chỉ số bất thường là
·
Glucose:
30,25 mmol/l (3,9 – 6,4)
·
Cholesterol:
6,11 mmol/l (3,9 – 5,2)
·
TG
3,45 mmol/l (0,46 – 1,88)
Các thông số còn lại bình
thường.
-
Các chỉ số tế bào máu bất thường vào 15:26
ngày 19/05/2019:
·
WBC
13,8 (4,6 – 10,0) k/ul
·
NEU
12,8 (2,0 – 6,9)
·
NEU%
92,7 (37,0 – 80,0)
–
Do bệnh nhân có nguy cơ cao bệnh mạch
vành: tăng huyết áp/rối loạn lipid máu/ĐTĐ type 2.
–
Đánh giá nguy cơ loét dạ dày của bệnh
nhân:
+
Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu (Clopidogrel).
+ Nằm viện > 7 ngày.
3.2.
Đánh
giá tình trạng của bệnh nhân.
v Vấn đề 1: Nhiễm trùng ngón chân I
chân T, P.
–
14h ngày 19/5/2019, bệnh nhân đau nhức 2
ngón chân, vì thế nhập viện. Chẩn đoán: Nhiễm trùng ngón chân I chân T, P.
–
Dấu hiệu của nhiễm trùng là: Triệu chứng
viêm ngón chân, chỉ số Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao (12,8 k/ul) cho thấy
tình trạng nhiễm trùng cấp tính.
Các
chỉ số bạch cầu còn lại bình thường.
–
Bệnh nhân là nông dân, bị rách ngón chân
do đi làm nông. Bệnh nhân bị biến chứng “bàn chân đái tháo đường” là hậu quả của
nhiều tổn thương phức tạp khác nhau của bệnh đái tháo đường như: tổn thương thần
kinh, tắc mạch, nhiễm trùng…
·
Bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường:
Tổn thương thần kinh ngoại biên không chỉ gây rối loạn thần kinh cảm giác mà còn
gây rối loạn thần kinh dinh dưỡng. Rối loạn cảm giác ở bàn chân khiến cho bệnh
nhân có thể không biết được tình trạng tổn thương ở ngón chân và gây nên nguy
cơ nhiễm trùng bàn chân rất cao và thường đi khám muộn khi ổ nhiễm trùng đã lan
rộng.
·
Bệnh động mạch ngoại biên: Bệnh nhân đái
tháo đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch ở khắp cơ thể, trng đó bệnh động mạch
ngoại biên chi dưới khá thường gặp. Mạch máu xơ vữa dẫn tới giảm tưới máu phần
chi bên dưới → làm tăng nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng…
·
Đường huyết cao là môi trường lý tưởng cho
các vi khuẩn trong vết thương sinh sản và phát triển.
·
Đồng thời, đường huyết cao cũng làm suy giảm
chức năng của hệ miễn dịch.
Đánh
giá: Chưa thể kiểm soát tình trạng nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường của bệnh
nhân bằng kháng sinh.
v Vấn đề 2: Tăng huyết áp
Bệnh
nhân có tăng huyết áp độ 1 theo phân loại của ESH/ESC 2018. Bệnh nhân được sử dụng
Irbesartan để kiểm soát tăng huyết áp ở mức chấp nhận được 140/90 mmHg.
Đánh
giá nguy cơ tim mạch: Bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất cao (ĐTĐ có kèm tổn
thương cơ quan đích), cần điều trị ngay bằng thuốc.
Mục
tiêu điều trị (Tham khảo từ khuyến cáo của ESC/ESH 2018 và cập nhật của Hội Tim
mạch Việt Nam 2018):
·
Huyết áp chấp nhận được là < 140/90
mmHg.
·
Nếu bệnh nhân dung nạp được thì hạ ≤
130/80 mmHg, nhưng HATT ≥ 120 mmHg và HATr từ 70 – 79 mmHg.
ACEI
và ARB là 2 nhóm thuốc đầu tay để kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường
và bệnh thận mạn.
Thỉnh
thoảng bệnh nhân có tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc 140/80 mmHg, tuy
nhiên, không nên sử dụng thuốc lợi tiểu như lợi tiểu thiazid cho bệnh nhân ĐTĐ.
v Vấn đề 3: Rối loạn lipid máu.
Bệnh
nhân có tình trạng rối loạn lipid máu: Cholesterol:
6,11 mmol/l (3,9 – 5,2) và TG 3,45 mmol/l (0,46 – 1,88).
·
Đánh
giá bệnh nhân:
+
Bệnh nhân có nguy cơ Bệnh tim mạch rất cao (đã có Đái tháo đường type 2).
+
Nguy cơ 10 năm của bệnh tim mạch xơ vữa động mạch (pooled cohort): 37,8%.
·
Mục
tiêu điều trị: Bệnh nhân có nguy cơ bệnh tim mạch rất
cao, cần giảm LDL-C <1,8 mmol/L (70mg/dL) và/hoặc giảm được ≥ 50% mức LDL-C
nền khi không đạt được mục tiêu trên.
Triglycerid
của bệnh nhân tăng cao 3,45 mmol/l (2 - 6 mmol/l), điều trị theo mục tiêu non-HDL-C.
·
Đánh
giá điều trị:
Cần
sử dụng statin liều cao. Vì thế cần tăng liều rosuvastatin cho bệnh nhân từ liều
trung bình (10mg/ngày) lên liều cao (20mg/ngày) – theo khuyến cáo của ATP IV và
Khuyến cáo về điều trị tăng lipid máu của Hội tim mạch Việt Nam 2015.
v Vấn đề 4: Đái tháo đường type 2.
Bệnh
nhân lúc nhập viện có đường huyết rất cao 30,25
mmol/l có biến chứng bàn chân đái tháo đường, vì thế cần khởi đầu điều trị
cho bệnh nhân với liệu pháp insulin (có hoặc không có thuốc khác) – theo khuyến
cáo của ADA 2019.
(Theo khuyến cáo của ADA 2015 đến nay: đo HbA1c
nên được làm phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp DCCT (Diebetes Control and
Complications Trail) và được chuẩn hóa bởi NGSP (vì NGSP là tổ chức của Hoa Kỳ
nên ở Việt Nam sẽ là được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế).
Vì thế, hiện tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Trà Vinh chưa đủ điều kiện để đo HbA1c)
·
Mục
tiêu điều trị: đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 3,9
đến 6,7 mmol/l và nồng độ 2h sau bữa ăn phải < 7,8 mmol/l. Đối với người cao
tuổi, mục tiêu đường huyết là 5,6 đến 8,3 mmol/l lúc đói và < 11,1 mmol/l
sau bữa ăn.
·
Đánh
giá điều trị: Bệnh nhân chưa được kiểm soát đường huyết.
Cân nhắc bổ sung thuốc điều trị đái tháo đường type 2.
–
Do bệnh nhân có nguy cơ cao bệnh mạch vành
(tăng huyết áp/rối loạn lipid máu/ĐTĐ type 2) nên bác sĩ sử dụng clopidogrel 75
mg/ngày để phòng ngừa huyết khối.
–
Đánh giá nguy cơ loét dạ dày của bệnh
nhân:
+
Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu (Clopidogrel).
+ Nằm viện > 7 ngày.
Đánh
giá: chưa cần thiết sử dụng thuốc ngừa loét dạ dày tá tràng trên bệnh nhân này.
–
Bệnh nhân hiện có tình trạng béo phì mức độ
I theo thang đo của người châu Á, BMI = 25,7, bệnh nhân cần giảm cân nếu có thể
bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Mục
tiêu giảm cân:
·
Mục tiêu lý tưởng: BMI từ 19 – 23 (51,7 –
62,6 kg) nếu bệnh nhân có thể cố gắng.
·
Mục tiêu có thể chấp nhận được BMI ≤ 24,9
(67,8 kg).
3.3.
Đánh
giá thuốc điều trị hiện thời.
–
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM) x 2 lần 8 – 16h được
sử dụng cho tình trạng nhiễm trùng ngón chân của bệnh nhân. Cefoxitin là một
cephalosporin thế hệ 2 đường tiêm, có tác dụng tốt trên cả vi khuẩn kỵ khí (tác
dụng tốt hơn Cephalosporin thế hệ 3 và 1). Cơ chế Cefoxitin là ức chế không hồi
phục các PBP nối peptidoglycan, do đó ngăn cản sự tổng hợp các lớp
peptidoglycan hình thành tế bào vi khuẩn. Cefoxitin là kháng sinh diệt khuẩn.
Tác
dụng không mong muốn: Dị ứng, tiêu chảy do kháng sinh, nhiễm C. difficile… liều cao gây kích thích thần
kinh.
–
Moxifloxacin 400mg uống được sử dụng cho
tình trạng nhiễm trùng ngón chân của bệnh nhân. Moxifloxacin là quinolon thế hệ
4, thuốc ức chế DNA gyrase, một loại topoisomerase loại II và topoisomerase IV,
enzyme cần thiết để tách DNA của vi khuẩn, do đó ức chế sự sao chép của tế bào.
Moxifloxacin là một kháng sinh diệt khuẩn, có tác dụng trên cả những chủng vi
khuẩn đề kháng với quinilon thế hệ 2 bằng cách đột biến gyrA và parC.
Moxifloxacin
có sự mở rộng phổ sang vi khuẩn kỵ khí so với levofloxacin (thế hệ 3), tuy
nhiên lại không còn tác dụng trên Pseudomonas
như FQ thế hệ 2 và 3. Moxifloxacin cũng không có tác động trên B. fragilis.
Tác
dụng không mong muốn: Dị ứng, kích ứng da, làm đau gân, đứt gân, gây kéo dài đoạn
QT… do có phổ rộng nên thuốc có thể gây tiêu chảy do kháng sinh, nhiễm C. difficile…
–
Sử dụng Paracetamol 650mg x 2 lần/ngày để giảm
đau và hạ sốt cho bệnh nhân. Cơ chế của Paracetamol còn được tranh cãi: thuốc
có tác dụng ức chế COX, chỉnh hệ cannabinoid nội sinh, ngoài ra thuốc còn ức chế
kênh natri giống như lidocain và procain.
Tác
dụng không mong muốn của thuốc: kích ứng dạ dày, buồn nôn, nôn, dị ứng… quá liều
paracetamol có thể gây hoại tử gan, suy gan và suy thận.
–
Rosuvastatin 10mg/ngày là thuốc hạ lipid máu, cần phải sử dụng
liều cao cho bệnh nhân trên vì bệnh nhân bị hội chứng mạch vành theo khuyến cáo
của ATP IV. Vì thế, cần phải tăng liều rosuvastatin lên 20mg/ngày.
Thuốc
ức chế chọn lọc và cạnh tranh men khử HMG-CoA reductase, là men xúc tác quá
trình chuyển đổi 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzym A thành mevalonat, một tiền
chất của cholesterol, vì thế ức chế tổng hợp cholesterol. Thiếu cholesterol
phát sinh cơ chế bù tăng tổng hợp LDL-R nên giảm chủ yếu LDL huyết, giảm vừa phải
triglycerid. Rosuvastatin giảm Triglycerid hiệu quả hơn các statin khác.
Tác
dụng không mong muốn: Đau cơ, teo cơ, độc gan, nhức đầu, khó tiêu, đau bụng…
–
Clopidogrel 75mg/ngày uống được sử dụng để
ngăn ngừa biến cố tim mạch do huyết khối. Cơ chế của clopidogrel: Ức chế ADP tiểu
cầu gắn vào receptor P2Y12 của tiểu cầu do đó ức chế hoạt hóa phức hợp
GPIIb/IIIa và ức chế kết tập tiểu cầu. ADP gây kết tập tiểu cầu rất mạnh.
Tác
dụng không mong muốn: tăng mức độ và thời gian chảy máu, loét dạ dày tá tràng…
–
Irbesartan 150mg/ngày 1 viên uống có tác dụng
chống tăng huyết áp, và là thuốc đầu tay điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái
tháo đường và bệnh thận mạn. Cơ chế của Irbesartan là ức chế thụ thể
angiotensin II (loại AT1) mạnh, do đó làm mất tác dụng của hệ RAA, dẫn đến hạ
huyết áp và giảm tái hấp thu Na+. Aldosterol huyết thanh giảm sau
khi dùng Irbesartan, tuy nhiên kali huyết tương không thay đổi đáng kể (tăng
< 0,1 mEq/L) với liều khuyến cáo.
Tác
dụng không mong muốn: hạ huyết áp, ngất xỉu do hạ huyết áp, giảm tưới máu thận…
–
Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có
tác dụng làm hạ đường máu. Insulin gắn lên thụ thể của insulin trên tế bào
đích, ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể.
+
Insulin lantus (TDD) chứa insulin glargine, loại insulin tương tự insulin người
được sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp AND, có độ hòa tan thấp ở pH trung tính.
Thuốc có tác dụng chậm, chỉ cần chích 1 lần/ngày, giai đoạn thuốc đạt được ổn định
trong vòng 2 – 4 ngày sau liều đầu tiên.
+
Insulin 30/70 (TDD) là kết hợp của regular (insulin tác dụng nhanh) và NPH
(insulin tác dụng trung bình – bán chậm) theo tỷ lệ 3:7.
Tác
dụng không mong muốn: hạ glucose huyết, gây hiện tượng somogyi, dị ứng Insulin,
loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân.
3.4.
Tương
tác thuốc.
–
Irbesartan + insulin glargine
Irbesartan
làm tăng tác dụng của insulin glargine bằng cơ chế tương tác không xác định. Sử
dụng Thận trọng/Giám sát. Sử dụng đồng thời insulin và ARB có thể yêu cầu điều
chỉnh liều insulin và tăng theo dõi glucose.
Nhận xét tương tác thuốc:
Tương tác này có lợi trong trường hợp này vì bệnh nhân chưa thể kiểm soát được
đường huyết. Vì thế, không cần thay đổi thuốc.
4.
Plan
– kế hoạch điều trị.
4.1.
Mục
tiêu điều trị.
1. Điều trị nhiễm trùng
ngón I chân T, P.
2. Điều trị đái tháo đường
type 2.
3. Điều trị tăng huyết
áp.
4. Điều trị rối loạn
lipid máu.
5. Phòng ngừa huyết khối
và giảm các biến cố tim mạch.
6. Giảm cân.
4.2.
Điều
trị.
·
Điều
trị không dùng thuốc:
+ Giảm ăn muối
(<2g/ngày).
+
Tránh dùng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá, uống quá nhiều rượu, trà,
cà phê…
+
Vận động thể lực: Tập thể lực đều đặn 30 ngày phút, tất cả các ngày trong tuần.
Tập vừa sức, nên để ra mồ hôi.
+
Ăn nhiều rau xanh, thực vật, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn làm sẵn, đồ chiên xào và nướng.
+
Hạn chế ăn thịt đỏ (tức thịt lợn, dê, bò…), nên ăn cá và thịt trắng (loại bỏ
da).
+
Hạn chế ăn nhiều chất ngọt, tinh bột như cơm, khoai, sắn…
+
Có thể ăn dầu thực vật không bão hòa, nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ
chúng.
+
Giữ chỉ số BMI lý tưởng từ 19 – 23, nếu không thì BMI ≤ 24,9 cũng chấp nhận được.
Giữ vòng bụng dưới 90.
·
Điều
trị bằng thuốc:
+
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM): 1 lọ x 2 lần 8h-16h
+
Moxifloxacin 400mg uống
+
Insulin 30/70 (TDD): 100 UI sáng
50 I
chiều
+
Paracetamol 0,625g 1 x 2 uống
+
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối
+
Clopidogrel 75 mg 1 uống
+
Irbesartan 150mg 1 viên uống
·
Hướng
dẫn sử dụng:
+
Cefoxitin 2g 1 lọ (TTM): 1 lọ x 2 lần 8h-16h
Tác
dụng không mong muốn: Dị ứng, tiêu chảy do kháng sinh, nhiễm C. difficile… liều cao gây kích thích thần
kinh.
+
Moxifloxacin 400mg/ngày uống:
Tác
dụng không mong muốn: Dị ứng, kích ứng da, làm đau gân, đứt gân, gây kéo dài đoạn
QT… do có phổ rộng nên thuốc có thể gây tiêu chảy do kháng sinh, nhiễm C. difficile… Thuốc cũng gây kích thích
thần kinh.
·
Nếu có triệu chứng như tiêu chảy, cần báo
với nhân viên y tế. Nguyên nhân là các kháng sinh phổ rộng tiêu diệt các vi khuẩn
trong ruột, làm rối loạn hệ khuẩn chí. Xử trí bằng cách bổ sung men vi sinh cho
bệnh nhân.
·
Nếu có nhiễm C. difficile với các biến chứng nặng như viêm đại tràng giả mạc, sử
dụng Vancomycin 1g đường uống để điều trị.
+
Insulin 30/70 (TDD): 100 UI sáng và 50 UI chiều
Tác
dụng không mong muốn: hạ glucose huyết, gây hiện tượng somogyi, dị ứng Insulin,
loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân.
Vị
trí tiêm Insulin thay đổi theo thứ tự:
1. Bụng
2. Cánh
tay
3. Đùi
4. Mông
Cần
xoay vòng và thay đổi vị trí mỗi lần tiêm để tránh rối loạn dưỡng mô mỡ.
Khuyến
cáo cho bệnh nhân dấu hiệu hạ glucose huyết: đói lả, đổ mổ hôi, xanh xao, tim
đánh trống,… khi đó cần phải bổ sung đường huyết cho bệnh nhân.
+
Paracetamol 0,625g 1 x 2 uống
Thuốc
gây kích ứng dạ dày nên cần uống khi no bụng, uống khi bụng đói có thể gây buồn
nôn, nôn. Không dùng quá 4g/ngày do có thể gây hoại tử gan, suy gan và suy thận.
+
Rosuvastatin 10mg 1 viên uống chiều tối để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.
Đề xuất tăng liều lên 20mg/ngày.
Giải thích với bệnh nhân rằng việc uống vào lúc chiều tối là lúc cơ thể tổng hợp
cholesterol nhiều nhất, uống vào ban sáng thuốc ít phát huy tác dụng.
Cần
phải báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng đau cơ, teo cơ… Nếu có tác dụng phụ
trên, cân nhắc giảm liều statin xuống liều trung bình – thấp hoặc thay đổi thuốc
hạ lipid máu khác.
Cần
kiểm tra lại Lipid máu sau 4-6 tuần điều trị để đánh giá đã đạt mức LDL-C mục
tiêu chưa để chỉnh liều, hoặc thay đổi thuốc hoặc phối hợp thuốc.
+
Clopidogrel 75 mg 1 uống
Clopidogrel
tăng nguy cơ chảy máu và thời gian chảy máu, vì thế khi bệnh nhân có sơ ý làm
chảy máu như vấp ngã, va chạm nhẹ gây chảy máu, cần phải báo ngay cho nhân viên
y tế. Đồng thời nếu cần có can thiệp ngoại khoa, bác sĩ nội khoa và dược sĩ lâm
sàng cần phải thông báo cho bên Ngoại khoa.
Clopidogrel
còn làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày tá tràng, vì thế bệnh nhân cần thông báo với
nhân viên y tế nếu có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy phân đen…
+
Irbesartan 150mg 1 viên uống
Cần
kiểm soát huyết áp đạt mức < 140/90 mmHg, và lý tưởng nhất là ≤ 130/80 mmHg
(HHTT ≥ 120 mmHg; HATr từ 70 – 79 mmHg). Bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất cao,
cần theo dõi huyết áp bệnh nhân trong vòng 3 tháng khi điều trị ngoại trú.
·
Đề
xuất thay đổi thuốc:
1. Tăng
liều rosuvastatin cho bệnh nhân từ 10mg/ngày lên 20mg/ngày (tăng từ liều trung
bình thành liều cao theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam 2015 và ATP IV).
Mục
tiêu điều trị: LDL-C <1,8 mmol/L (70mg/dL) và/hoặc giảm được ≥ 50% mức LDL-C
nền khi không đạt được mục tiêu trên (dựa theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt
Nam 2015, ESC/EAS 2016).
·
Các
thuốc cần tránh:
–
Các thuốc làm tăng tình trạng tăng đường
huyết: corticoid, niacid, Diazoxide, cyclophosphomid, lợi tiểu thiazid, siro ho…
–
Cần tránh sử dụng NSAIDs trên bệnh nhân
đang điều trị bằng Moxifloxacin, do nguy cơ gây co giật, động kinh…
–
Cần chú ý β-blocker làm che dấu dấu hiệu hạ
đường huyết.
–
Các thuốc ức chế CYP450 hoặc cảm ứng
CYP450 làm thay đổi nồng độ của rosuvastatin, vì thế:
+
Cần tránh những thuốc ức chế CYP450 như: clarythromycin, erythrocmyin,
ketoconazol, fluconazol, cimetidin, nước bưởi ép… Các thuốc này làm tăng nồng độ
của rosuvastatin, có thể gây đau cơ, teo cơ vân, hội chứng tiêu cơ vân cấp…
+
Cần tránh những thuốc cảm ứng CYP450 như: Carbamazepin, phenytoin, ritonavir…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét