THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên: H.T.T Giới tính: Nam Tuổi:
49 tuổi
Nghề nghiệp: Nông Dân
Vào viện: 18 giờ 00 phút, ngày 20/05/2019
Vào khoa TMLK:19 giờ 40 phút, ngày 20/5/2019
KKB, cấp cứu: Tăng Huyết Áp
Khi vào khoa điều trị : Tăng huyết áp
Tiền sử dùng thuốc: Có uống
thuốc Nam ở nhà.
Lối sống: Nông dân, thỉnh
thoảng có uống rượu, không hút thuốc lá.
Khám bệnh:
Mạch :100 lần/phút
Nhiệt : 37 C
Huyết áp :190/110 mmHg
Nhịp thở : 20 lần / phút
Cân nặng: 77 kg
Chiều cao: 1m65
|
ECG đo tại giường không
có gì bất thường (18h ngày 20/5/2019).
Kết quả xét nghiệm tổng
phân tích tế bào ngoại vi vào lúc 21:51 ngày 20/05/2019 không có gì bất thường.
Kết quả xét nghiệm hóa sinh
máu:
·
Glucose 7,14 mmol/l
·
Ure 2,58 mmol/l
·
Creatinin
152,51 µmol/l (62
– 120) = 1,73 mg/l
·
Cholesterol
5,88 mmol/l (3,9
– 5,2)
·
Triglycerid
2,55 mmol/l (0,46 – 1,88)
·
HDL 2,03 mmol/l
·
Troponin
I 159,4 ng/l (Nam <34,6)
·
AST
41,55 U/L (≤37)
Ion đồ máu:
·
K+
3,30 mmol/l (3,5 – 5)
Các thông số còn lại không
có gì bất thường.
TỜ ĐIỀU TRỊ
Ngày giờ
|
Diễn biến bệnh
|
Y lệnh
|
20/05/2019
18h00
|
Ở nhà
bị nhức đầu đo thấy Tăng huyết áp nên nhập viện.
Khám: bệnh tỉnh, than mệt
Phổi trong
Bụng mềm
Huyết áp: 220/120 mmHg
Tiền sử: Tăng huyết áp rung nhĩ
Chẩn đoán: tăng huyết áp
|
- Nifedipin 20mg uống
- Đo ECG tại giường
|
18h30
|
Bệnh tỉnh
Huyết áp: 220/120mmHg
|
Furosemide (20mg 1 ống tim mạch chậm)
|
19h40
|
Nội nhận bệnh tỉnh
than mệt, nhức đầu
Thở đều
Tim đều T1, T2 rõ
Phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: tăng huyết áp
Theo dõi hội chứng vành cấp
|
Xử trí: Captopril 25mg 1 viên
ngậm dưới lưỡi
Mai: Nifedipin 20mg 1 viên
Exforge 5/80mg 1 viên
Mai: Bisoprolol 2,5mg 1 viên
Đo huyết áp sau 1h
Xét nghiệm CKMB hoá sinh
|
21/05/2019
8h
|
Huyết áp:120/80mmHg
Bệnh tỉnh
Khoẻ hơn
Tim đều
Phổi trong
Bụng mềm
|
Exforge 5/80mg
Bisoprolol 2,5mg 1 viên
Xét nghiệm:
hoá sinh Troponin
I, kiểm tra Creatinin, Ure
CSIII
|
22/05/2019
8h
|
Huyết áp:110/60mmHg
Bệnh tỉnh
Tiếp xúc được, còn mệt, phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: nhồi máu cơ tim không ST chệnh lệch
Bệnh thận mạn giai đoạn III
Tăng huyết áp
|
Exforge 5/80mg 1 viên uống
Bisoprolol 2,5 mg 1 viên uống
Thêm: Enoxaparin 0,4ml 1 ống (tiêm dưới da)
Aspirin 81mg 1 viên uống
Clopidogrel 75mg 1 viên uống
Rosuvastatin 10mg 1 viên
Kaleorid 0,6g 1 viên
CSIII
|
12h
|
Có kết quả hóa sinh
|
Tiếp tục theo dõi
|
23/05/2019
8h
|
Huyết áp:120/70mmHg
Bệnh tỉnh
Tiếp xúc được, còn mệt, phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: nhồi máu cơ tim không ST chệnh lệch
Bệnh thận mạn giai đoạn III
Tăng huyết áp
|
Exforge 5/80mg 1 viên uống
Bisoprolol 2,5 mg 1 viên uống
Enoxaparin 0,4ml 1 ống
(tiêm dưới da)
Aspirin 81mg 1 viên uống
Clopidogrel 75mg 1 viên uống
Rosuvastatin 10mg 1 viên
Kaleorid 0,6g 1 viên
CSIII
|
24/5/2019
8h
|
Huyết áp:120/70mmHg
Bệnh tỉnh
Tiếp xúc được, còn mệt, phổi trong
Bụng mềm
Chẩn đoán: nhồi máu cơ tim không ST chệnh lệch
Bệnh thận mạn giai đoạn III
Tăng huyết áp
|
Exforge 5/80mg 1 viên uống
Bisoprolol 2,5 mg 1 viên uống
Enoxaparin 0,4ml 1 ống
(tiêm dưới da)
Aspirin 81mg 1 viên uống
Clopidogrel 75mg 1 viên uống
Rosuvastatin 10mg 1 viên
Kaleorid 0,6g 1 viên
CSIII
|
27/5/2019
8h
|
Bệnh vắng.
(Em không rõ bệnh nhân xuất viện, chuyển viện hay nhập
khoa ICU do sáng thứ 2 tới thì bệnh nhân đã đi rồi. Hồ sơ bệnh án đã được đưa
vào lưu trữ nên không thể đọc và ghi chép được)
|
PHÂN
TÍCH CASE LÂM SÀNG THEO SOAP
1. Subjective:
Thông tin chủ quan.
Tuổi: 49 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Nông Dân
Tiền sử bệnh: Tăng huyết
áp, rung nhĩ.
Tiền sử gia đình: Không
rõ.
Lối sống: Nông dân, thỉnh
thoảng có uống rượu, không hút thuốc lá.
Cấp cứu chẩn đoán: Tăng
huyết áp
Lý do vào viện: Ở nhà thấy
đau đầu, nên đo thử huyết áp thấy cao nên nhập viện.
Chẩn đoán ban đầu tại
khoa Nội tim mạch Lão khoa: Tăng huyết áp.
Tiền sử dị ứng: Chưa thấy
có ghi nhận
Tiền sử dùng thuốc: Có uống
thuốc Nam ở nhà.
2.
Objective
– thông tin khách quan.
-
Khám lâm sàng:
Khám ghi nhận: Bệnh tỉnh,
tim đều, phổi trong, bụng mềm.
Mạch: 100 lần/phút
Nhiệt: 370C
Huyết áp: 190/110 mmHg
Nhịp thở: 20 lần / phút
Cân nặng: 77kg
Chiều cao: 1m65
Kết quả xét nghiệm hóa
sinh máu:
·
Glucose 7,14 mmol/l
·
Ure 2,58 mmol/l
·
Creatinin
152,51 µmol/l (62
– 120)
·
Cholesterol
5,88 mmol/l (3,9
– 5,2)
·
Triglycerid
2,55 mmol/l (0,46 – 1,88)
·
HDL 2,03 mmol/l
·
Troponin
I 159,4 ng/l (Nam <34,6)
·
AST
41,55 U/L (≤37)
Ion đồ máu:
·
K+
3,30 mmol/l (3,5 – 5)
Các thông số còn lại bình
thường.
Độ thanh thải creatinin:
ml/phút
-
Chẩn đoán: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim không ST chệnh lệch,
bệnh thận mạn giai đoạn III.
-
Thuốc điều trị:
+ Exforge 5/80mg 1 viên uống
+ Bisoprolol 2,5 mg 1 viên uống
+ Enoxaparin 0,4ml 1 ống (tiêm dưới da)
+ Aspirin 81mg 1 viên uống
+ Clopidogrel 75mg 1 viên uống
+ Rosuvastatin 10mg 1 viên
+ Kaleorid 0,6g 1 viên
3.
Assessment
– Đánh giá tình trạng bệnh nhân.
3.1.
Nguyên
nhân.
+ Tiền sử của bệnh nhân:
Tăng huyết áp có rung nhĩ.
+ Khám lâm sàng thấy: Mạch: 100 lần/phút
Nhiệt: 370C
Huyết áp: 190/110 mmHg
Nhịp thở: 20 lần/phút
Bệnh
tỉnh, tiếp xúc tốt, phổi trong, tim đều, bụng mềm.
Bệnh nhân 49 tuổi, giới tính nam, chiều cao 1m65, cân
nặng 77kg, chỉ số BMI = 28,2 (béo phì).
-
Cận lâm sàng: Các chỉ số bất thường là
·
Creatinin
152,51 µmol/l (62
– 120)
·
Cholesterol
5,88 mmol/l (3,9
– 5,2)
·
Triglycerid
2,55 mmol/l (0,46 – 1,88)
·
Troponin
I 159,4 ng/l (Nam <34,6)
·
AST
41,55 U/L (≤37)
·
K+
3,30 mmol/l (3,5 – 5)
3.2.
Đánh
giá tình trạng của bệnh nhân.
–
16h ngày 20/5/2019, bệnh nhân đau đầu, có
cơn tăng huyết áp nên nhập viện. Sau khi vào viện, bệnh nhân không kiểm soát được
huyết áp sau khi sử dụng Nifedidine 20mg uống, nên phải sử dụng Furosemid 20mg
tiêm và Captopril 25mg ngậm dưới lưỡi để kiểm soát huyết áp.
Trong cơn tăng huyết áp, cần phải giảm huyết áp nhanh
với thuốc hạ áp đường tiêm hoặc ngậm dưới lưỡi. Tuy nhiên, chỉ được hạ áp khoảng
25%, giữ huyết áp tâm trương > 100-110 mmHg, sau đó giảm huyết áp xuống từ từ
(trong 24h). Không được hạ áp quá nhanh vì có thể dẫn tới các biến chứng do giảm
tưới máu não như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Trường hợp này, rất có thể bệnh nhân bị hội chứng vành
cấp/nhồi máu cơ tim là do sự phối hợp 3 thuốc nifedipin/furosemid/captopril dẫn
tới hạ huyết áp quá nhanh dẫn tới giảm tưới máu cơ tim.
–
Đến 8h 21/5/2019, huyết áp bệnh nhân còn
120/80 mmHg.
Đánh
giá:
Điều trị cơn Tăng huyết áp của bệnh nhân không thật sự thích hợp do giảm huyết
áp quá nhanh, điều này có lẽ đã dẫn tới nhồi máu cơ tim thầm lặng của bệnh
nhân.
Mục tiêu huyết áp (Theo ESC/ESH 2018):
·
Huyết áp chấp nhận được là < 140/90
mmHg.
·
Nếu bệnh nhân dung nạp được thì hạ ≤
130/80 mmHg, nhưng HATT ≥ 120 mmHg và HATr từ 70 – 79 mmHg.
(Sỡ dĩ em lựa chọn mục tiêu theo guidelines ESC/ESH
2018 thay vì guidelines ACC/AHA 2017, do ESC/ESH 2018 guidelines phù hợp với cập
nhật điều trị THA 2018 của Hội tim mạch Việt Nam cũng như ít gây tranh cãi như
ACC/AHA 2017 guidelines; các bác sĩ trong khoa nội TMLK cũng sử dụng phác đồ của
Hội tim mạch Việt Nam).
–
8h ngày 22/5/2019, huyết áp bệnh nhân còn
110/60 mmHg là huyết áp chưa thích hợp theo guideline của ESC/ESH 2018.
–
Sau khi vào viện, bệnh nhân được phân tích
chỉ số hóa sinh máu và có Creatinin 152,51 µmol/l (62 – 120) = 1,73 mg/l, vì thế
phát hiện ra bệnh nhân bị bệnh thận mạn giai đoạn III (tiền sử trước đó chưa
ghi nhận có bệnh thận mạn).
Độ thanh thải Creatinin:
ml/phút.
Tình trạng bị bệnh thận mạn của bệnh nhân, rất có thể
là do hậu quả của Tăng huyết áp trong thời gian dài.
Với mức lọc cầu thận là 56,2 ml/phút, các bác sĩ trong
khoa nội tim mạch lão khoa 2 cho rằng không cần thiết phải chỉnh liều.
–
Bệnh nhân còn có cơn nhồi máu cơ tim ST
không chênh, và là một cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng (tức là nhồi máu cơ tim
không triệu chứng). Các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim của bệnh nhân
là:
+ Hạ huyết áp quá nhanh dẫn tới thiếu tưới máu cơ tim.
+ Bệnh tăng huyết áp: Theo thời gian, tăng huyết áp có
thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tổn thương các động mạch vành.
+ Mức cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao:
Cholesterol và triglycerid là thành phần tạo ra mảng xơ vữa động mạch. Tình trạng
tăng cao mức cholesterol xấu trong máu có thể do di truyền hoặc chế độ ăn uống
giàu chất béo bão hòa.
+ Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì dễ dẫn đến tiểu
đường, cao huyết áp và làm gia tăng mức cholesterol trong máu.
+ Nhịp tim nhanh: Bệnh mạch vành làm tăng nhịp tim và
nhịp tim nhanh làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim. Các bác sĩ làm giảm nhịp tim bằng
bisoprolol.
+ Bệnh thận mạn.
Các chỉ số cho thấy bệnh nhân bị tăng huyết áp thầm lặng
là:
·
Troponin
I 159,4 ng/l (Nam <34,6)
·
AST
41,55 U/L (≤37)
Điện tâm đồ bình thường, cho nên các bác sĩ đã định
cho bệnh nhân xuất viện vào 8h ngày 21/5/2019 vì không biết tình trạng nhồi máu
cơ tim của bệnh nhân.
Mục tiêu điều trị: Điều trị và ngăn ngừa hội chứng
vành cấp của bệnh nhân, ngăn ngừa tiến triển nặng thành suy tim.
–
Bệnh nhân có tình trạng tăng lipid máu.
Mục tiêu điều trị: Do bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất
cao nên:
·
LDL-C <1,8 mmol/L (70mg/dL) và/hoặc giảm
được ≥ 50% mức LDL-C nền khi không đạt được mục tiêu trên (dựa theo khuyến cáo
của ESC/EAS 2016 và Hội tim mạch Việt Nam 2015) – mức độ khuyến cáo I.
·
Thuốc sử dụng là statin liều cao (dựa theo
khuyến cáo của ESC/EAS 2016; Hội tim mạch Việt Nam 2015 và ATP IV). Tuy nhiên,
liều rosuvastatin mà bệnh nhân sử dụng chỉ là liều trung bình, do đó đề xuất với
bác sĩ tăng liều rosuvastatin.
·
Đa số các khuyến cáo về điều trị rối loạn
Lipid máu của Hoa Kỳ đều không xem TG là một mục tiêu điều trị trong việc làm
giảm biến cố của bệnh tim mạch do xơ vữa. Vì thế ngoại trừ mục tiêu LDL-C cần đạt
được, các bác sĩ khoa nội tim mạch lão khoa không xem xét đến các mục tiêu
lipid huyết khác.
–
Tình trạng hạ kali huyết của bệnh nhân có
thể liên quan tới việc sử dụng furosemid, và tiếp tục sử dụng furosemid sẽ làm
trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt kali huyết.
Mục tiêu: Đưa nồng độ kali huyết về mức cân bằng từ
3,5 – 5,0 mmol/l.
–
Ngoài ra, bệnh nhân còn có nguy cơ loét dạ
dày tá tràng. Các yếu tố nguy cơ loét dạ dày tá tràng của bệnh nhân là:
+ Dự phòng chống đông (exonaparin).
+ Sử dụng 2 thuốc chống kết tập tiểu cầu
(Aspirin/clopidogrel).
+ Hội chứng vành cấp – nhồi máu cơ tim.
+ Nằm viện > 7 ngày.
+ Tiền sử bệnh tim mạch.
+ Bệnh thận mạn giai đoạn III.
Mục tiêu: Dự phòng loét dạ dày tá tràng cho bệnh nhân.
–
Bệnh nhân hiện có tình trạng béo phì BMI =
28,2, tốt nhất là nên giảm cân.
Mục tiêu:
·
Mục tiêu lý tưởng: BMI từ 19 – 23. Tuy
nhiên để đạt điều này không phải là dễ.
·
Mục tiêu có thể chấp nhận được BMI <
25.
3.3.
Đánh
giá thuốc điều trị hiện thời.
– Sử dụng Nifedipine 20mg uống để hạ huyết áp cho bệnh
nhân. Nifedpine có cơ chế là chẹn kênh Canxi thuộc nhóm dihydropyridin, có tác
dụng chống cơn đau thắt ngực, chống tăng huyết áp và điều trị bệnh Raynaud.
Tác dụng không mong muốn: Phù mắt cá chân, đau đầu, mệt
mỏi, chóng mặt, nóng đỏ bừng mặt, đánh trống ngực, tim đập nhanh, hạ huyết áp.
– Furosemid 20mg tiêm để hạ huyết áp cho bệnh nhân vì
bệnh nhân chưa đáp ứng ngay với Nifedipine (18h30 ngày 20/5/2019). Furosemid là
một thuốc lợi tiểu quai có tác dụng mạnh và nhanh, cơ chế là ức chế hệ thống đồng
vận chuyển Na+, K+, 2Cl -, ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải
trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước. Cũng có sự tăng đào
thải Ca++ và Mg++.
Do bệnh nhân cần phải hạ huyết áp ngay nên sử dụng
furosemid đường tiêm, không nên dùng đường uống do tác dụng chậm hơn.
Tác dụng không mong muốn: Hạ kali huyết, rối loạn điện
giải trong cơ thể, giảm thể tích máu (liều cao), tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm
do giảm clo huyết. Thuốc uống vào ban đêm gây mất ngủ.
Ngày 21/5/2019, kết quả xét nghiệm ion đồ cho thấy
kali bệnh nhân giảm, có thể là do tác dụng của furosemid. Vì thế, bác sĩ không
chỉ định furosemid nữa.
– Captopril 25mg ngậm dưới lưỡi để tiếp tục giúp hạ
huyết áp. Cơ chế của thuốc là ức chế enzym chuyển dạng angiotensin I, từ đó ức
chế hệ renin - angiotensin – aldosteron. Renin là enzym do thận sản xuất, khi
vào máu tác dụng trên cơ chất globulin huyết tương sản xuất ra angiotensin I,
là chất decapeptid có ít hoạt tính. Nhờ vai trò của enzym chuyển dạng (ACE),
angiotensin I chuyển thành angiotensin II. Chất sau làm co mạch nội sinh rất mạnh,
đồng thời lại kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron, có tác dụng giữ natri
và nước. Captopril ngăn chặn được sự hình thành angiotensin II.
Thuốc dùng ngậm dưới lưỡi để có tác động nhanh (đường
uống có thời gian tác dụng chậm), do thuốc được hấp thu nhanh chóng vào máu qua
các mạch máu dưới lưỡi.
Tác
dụng không mong muốn: Ho khan, phù, chóng mặt, hạ huyết áp.
Cần lưu ý rằng captopril nói riêng và ACEI/ARB nói
chung không được dùng cho bệnh nhân bị hẹp động mạch cầu thận (cũng là một trong
những nguyên nhân gây cơn tăng huyết áp).
– Bisoprolol được các bác sĩ dùng trong tăng huyết áp
có nhịp tim nhanh (>100 lần/phút) và hội chứng mạch vành. Thuốc bắt buộc phải
sử dụng trên bệnh nhân này do có nhồi máu cơ tim không chênh ST.
Cơ chế thuốc: Ở liều thấp, Bisoprolol ức chế chọn lọc
receptor β1-adrenergic trên tim do đó làm giảm sức co cơ tim, làm giảm nhịp tim
và nhu cầu oxy cho tim, vì vậy có tác dụng điều trị tăng huyết áp có liên quan
đến catecholamin và hội chứng mạch vành. Ở liều cao, bisoprolol ức chế cả receptor
β2-adrenergic gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
Tác
dụng không mong muốn: Nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, sưng ở
chân. Ở liều cao, bisoprolol ức chế cả receptor β2-adrenergic nên có tác động
trên cơ trơn, có thể gây trầm trọng cơn hen, ngăn chặn dấu hiệu hạ đường huyết
và làm tiến triển xấu bệnh suy tim.
– Exforge 5/80mg là sự kết hợp giữa Amlodipin
5mg/Valsartan 80mg. Amlodipin có cơ chế là chẹn kênh canxi và Valsartan là chẹn
thụ thể Angiotensin. Phối hợp giữa Amlodipin (CCB) và Valsartan (ARB) là một
trong những phối hợp ưu tiên theo chiến lược phối hợp thuốc ESH/ESC 2018.
Cùng với ACEI, Valsartan và các thuốc ARB là thuốc đầu
tay trong điều trị tăng huyết áp có kèm bệnh thận mạn.
Tác dụng không mong muốn: Phù chân, hạ huyết áp trầm
trọng, hội chứng đỏ bừng, đánh trống ngực.
– Enoxaparin là thuốc Heparin có trọng lượng phân tử
thấp (LMWH), có tác dụng chống đông máu nên dùng để phòng ngừa huyết khối trên
bệnh nhân. Cơ chế là thuốc gắn với antithrombin III và gia tăng hoạt tính của
antithrombin III nhờ đó kháng đông.
Tác dụng không mong muốn: Tăng nguy cơ chảy máu, chảy
máu nặng, tụ huyết nơi tiêm, giảm tiểu cầu…
– Enoxaparin thường được dùng chung với Aspirin 81mg/Clopridogrel
75mg trong hội chứng vành cấp. Sử dụng kép Aspirin/Clopidogrel được gọi là liệu
pháp “chống kết tập tiểu cầu kép”, đóng vai trò thiết yếu điều trị hội chứng
vành cấp.
Cơ chế của Aspirin: Ở liều thấp, aspirin ức chế không
hồi phục COX nên làm giảm tổng hợp cả thromboxan A2 ở tiểu cầu,
trong khi tiểu cầu không thể tổng hợp COX mới, do đó sự ức chế kéo dài đến khi
tiểu cầu mới được thành lập.
Cơ chế của clopidogrel: Ức chế ADP tiểu cầu gắn vào
receptor P2Y12 của tiểu cầu do đó ức chế hoạt hóa phức hợp GPIIb/IIIa và ức chế
kết tập tiểu cầu. ADP gây kết tập tiểu cầu rất mạnh.
Tác dụng phụ: Làm tăng nguy cơ và thời gian chảy máu, loét
dạ dày tá tràng…
→ Vì thế nên bổ sung thuốc chống loét dạ dày tá tràng
cho bệnh nhân.
– Rosuvastatin
10mg là thuốc hạ lipid máu, cần phải sử dụng
liều cao cho bệnh nhân trên vì bệnh nhân bị hội chứng mạch vành theo khuyến cáo
của ATP IV. Vì thế, cần phải tăng liều rosuvastatin lên 20mg/ngày.
Thuốc ức chế chọn lọc và cạnh tranh men khử HMG-CoA
reductase, là men xúc tác quá trình chuyển đổi
3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzym A thành mevalonat, một tiền chất của
cholesterol, vì thế ức chế tổng hợp cholesterol. Thiếu cholesterol phát sinh cơ
chế bù tăng tổng hợp LDL-R nên giảm chủ yếu LDL huyết, giảm vừa phải triglycerid.
Rosuvastatin giảm Triglycerid hiệu quả hơn các statin khác.
Tác dụng không mong muốn: Đau cơ, teo cơ, độc gan, nhức
đầu, khó tiêu, đau bụng…
– Kaleorid
là muối Kali clorid, để bù kali cho bệnh nhân vì bệnh nhân bị thiếu hụt kali.
Tác dụng không mong muốn: Thừa kali huyết, rối loạn điện
giải, tiêu chảy…
– Bệnh nhân có nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng, nhưng
hiện chưa có thuốc có tác dụng ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng. Đề xuất với bác
sĩ bổ sung thuốc ngừa loét dạ dày tá tràng.
3.4.
Tương
tác thuốc.
–
Enoxaparin + aspirin + clopidogrel: Làm
tăng khả năng chống huyết khối, làm tăng nguy cơ và thời gian chảy máu. Sử dụng
Thận trọng/Giám sát.
–
Bisoprolol + aspirin + Valsartan + Kaleorid + Enoxaparin: Làm tăng kali huyết
thanh. Sử dụng Thận trọng/Giám sát.
Enoxaparin làm tăng kali huyết do ức chế bài tiết
aldosterol tuyến thượng thận.
–
Nifedipin + Furosemid + Captopril: Làm
tăng hiệp đồng tác dụng hạ huyết áp. Sử dụng Thận trọng/Giám sát.
–
Valsartan + Amlodipin + Bisoprolol: Làm
tăng hiệp đồng tác dụng hạ huyết áp. Sử dụng Thận trọng/Giám sát.
–
Valsartan + Aspirin: Làm giảm tưới máu thận.
Sử dụng Thận trọng/Giám sát.
–
Aspirin + Bisoprolol: Aspirin làm giảm tác
dụng của bisoprolol bởi sự đối kháng dược lực học. Sử dụng Thận trọng/Giám sát.
–
Aspirin + Valsartan: Aspirin làm giảm tác
dụng của bisoprolol bởi sự đối kháng dược lực học. Sử dụng Thận trọng/Giám sát.
NSAID làm giảm tổng hợp các chất tiền giả gây giãn mạch thận, và do đó ảnh hưởng
đến cân bằng nội môi và có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp.
Nhận
xét tương tác thuốc: Xét trên tình trạng của bệnh nhân, khả
năng theo dõi của nhân viên y tế thì hiện tại chưa cần phải thay đổi thuốc.
4.
Plan
– kế hoạch điều trị.
4.1.
Mục
tiêu điều trị.
1. Điều trị cơn tăng huyết
áp.
2. Điều trị cơn nhồi máu
cơ tim ST không chênh.
3. Phòng ngừa huyết khối
và giảm các biến cố tim mạch.
4. Bổ sung kali huyết.
5. Ngăn ngừa loét dạ dày
tá tràng.
6. Giảm cân.
4.2.
Điều
trị.
·
Điều
trị không dùng thuốc:
+ Giảm ăn muối
(<2g/ngày).
+ Tránh dùng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá,
uống quá nhiều rượu, trà, cà phê…
+ Vận động thể lực: Tập thể lực đều đặn 30 ngày phút,
tất cả các ngày trong tuần. Tập vừa sức, nên để ra mồ hôi.
+ Ăn nhiều rau xanh, thực vật, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn
làm sẵn, đồ chiên xào và nướng.
+ Hạn chế ăn thịt đỏ (tức thịt lợn, dê, bò…), nên ăn
cá và thịt trắng (loại bỏ da).
+ Có thể ăn dầu thực vật không bão hòa, nhưng không ăn
bơ thực vật chế biến từ chúng.
+ Giữ chỉ số BMI lý tưởng từ 19 – 23, nếu có thể, và
vòng bụng dưới 90.
·
Điều
trị bằng thuốc:
Thuốc bệnh nhân đang sử dụng
là:
+ Exforge 5/80mg 1 viên uống/ngày uống vào buổi sáng.
Tác dụng không mong muốn là phù mắt cá một bên, hội chứng
đỏ bừng, đánh trống ngực…
+ Bisoprolol 2,5 mg 1 viên uống/ngày
Tác dụng không mong muốn:
Nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, sưng ở chân…
Cần kiểm soát huyết áp đạt mức < 140/90 mmHg, và lý
tưởng nhất là ≤ 130/80 mmHg (HHTT ≥ 120 mmHg; HATr từ 70 – 79 mmHg). Do bệnh
nhân vừa có cơn tăng huyết áp, cần theo dõi huyết áp bệnh nhân trong vòng 3
tháng khi điều trị ngoại trú. Bệnh nhân có thể tự đo bằng máy đo huyết áp tự động.
Theo dõi hội chứng vành cấp khi điều trị nội trú bằng:
·
ECG, siêu âm tim…
·
Các chỉ số sinh hóa: Myoglobin, CKMB, LDH,
GOT, GPT, Troponin T và I…
Nên tái khám định kỳ 3 tháng/lần.
+ Enoxaparin 0,4ml 1 ống/ngày (tiêm dưới da) liệu trình 8 ngày tại bệnh viện.
Enoxaparin phải tiêm từ 2 liều trở lên mới có tác dụng,
và hiệu quả đạt tốt nhất khi dùng đủ 8 liều. Vì thế, cần khuyến cáo bệnh nhân ở
lại tuân thủ điều trị nội trú để sử dụng đủ liều.
+ Aspirin 81mg 1 viên uống/ngày
+ Clopidogrel 75mg 1 viên uống/ngày.
Sự phối hợp Enoxaparin/aspirin/clopidogrel có tăng
nguy cơ chảy máu và thời gian chảy máu, vì thế khi bệnh nhân có sơ ý làm chảy
máu như vấp ngã, va chạm nhẹ gây chảy máu, cần phải báo ngay cho nhân viên y tế.
Đồng thời nếu cần có can thiệp ngoại khoa, bác sĩ nội khoa và dược sĩ lâm sàng
cần phải thông báo cho bên Ngoại khoa.
Aspirin/clopidogrel còn làm tăng nguy cơ chảy máu dạ
dày tá tràng, vì thế bệnh nhân cần thông báo với nhân viên y tế nếu có triệu chứng
đau bụng, tiêu chảy phân đen…
+ Rosuvastatin
10mg 1
viên/ngày
uống vào lúc chiều tối. Đề xuất tăng liều
lên 20mg/ngày. Giải thích với bệnh nhân rằng việc uống vào lúc chiều tối là
lúc cơ thể tổng hợp cholesterol nhiều nhất, uống vào ban sáng thuốc ít phát huy
tác dụng.
Cần phải báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng đau
cơ, teo cơ… Nếu có tác dụng phụ trên, cân nhắc giảm liều statin xuống liều
trung bình – thấp hoặc thay đổi thuốc hạ lipid máu khác.
Cần kiểm tra lại Lipid máu sau 4-6 tuần điều trị để
đánh giá đã đạt mức LDL-C mục tiêu chưa để chỉnh liều, hoặc thay đổi thuốc hoặc
phối hợp thuốc.
+ Kaleorid 0,6g 1 viên/ngày cho đến khi cân bằng kali huyết.
Việc này có thể theo dõi
bằng phân tích hóa sinh máu.
·
Đề
xuất thay đổi thuốc:
1.
Tăng liều rosuvastatin cho bệnh nhân từ
10mg/ngày lên 20mg/ngày (tăng từ liều trung bình thành liều cao theo khuyến cáo
của Hội tim mạch Việt Nam 2015).
Mục tiêu điều trị: LDL-C <1,8 mmol/L (70mg/dL)
và/hoặc giảm được ≥ 50% mức LDL-C nền khi không đạt được mục tiêu trên (dựa theo
khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam 2015, ESC/EAS 2016).
2.
Đề xuất cho thêm PPI để ngăn ngừa loét dạ
dày tá tràng: Esomeprazol 20mg 1 viên uống/ngày hoặc Pantoprazole 40mg 1 viên uống/ngày…
Thuốc cần uống vào buổi sáng, trước khi ăn 30 phút. Ngoại
trừ điều trị H.P, liều PPI chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày là đủ.
Tác dụng không mong muốn: Thuốc dung nạp tốt. Dùng lâu
dài có thể gây loãng xương, liên quan đến nhiễm C. difficile, nhiễm khuẩn phổi,…
Theo các nghiên cứu mới đây và các cập nhật điều trị gần
đây thì PPI được phép sử dụng với clopidogrel do PPI làm giảm nguy cơ loét dạ
dày tá tràng của Aspirin/clopidogrel, nhưng PPI không làm giảm tác dụng chống kết tập tiểu cầu của clopidogrel trên
lâm sàng – mặc dù PPI có làm giảm nồng độ clopidogrel theo lý thuyết.
Trích dẫn tài liệu tham khảo (về việc được sử dụng
chung PPI và clopidogrel):
(1) Cardoso RN,
Benjo AM, DiNicolantonio JJ,et al. Open Heart 2015;2:e000248.
(2) Cập nhật sử
dụng thuốc PPI, TS.BS.CK2. Trần Thị Khánh Tường, trưởng bộ môn Nội, ĐHYK Phạm
Ngọc Thạch. Năm 2017.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét