THÔNG TIN BỆNH NHÂN
Thông tin chung
Tên: Nguyễn Thị Th.Tuổi: 74
Chiều cao: 160 cm
Giới tính: Nữ
Cân nặng: 80 kg
Lý do khám:Tái khám định kỳ.
Tiền sử bệnh:
- Tăng huyết áp: 20 năm
- Đái tháo đường type 2: 5 năm
Tiền sử gia đình
Cha mất năm 60 tuổi vì ung thư. Mẹ mất do biến chứng tim mạch và đái tháo
đường ở tuổi 75.
Lối sống
Bệnh nhân là công nhân viên chức đã về hưu, chồng đã mất, có 2 con,
không hút thuốc, thường đi bộ khoảng 30 phút vào mỗi buổi sáng trong công viên.
Tiền sử dị ứng- Không rõ
Tiền sử dùng thuốc
- Metformin 850 mg x 2 lần/ngày (mới được tăng liều 1 tháng trước)
- Glyburid 5 mg x 2 lần/ngày
- Lisinopril/ HCTZ 20/ 12,5 x 1 lần/ngày
- Atorvastatin 80 mg x 1 lần/ngày x 4 năm (đã ngưng do BN than đau cơ và
không chịu tiếp tục dùng thuốc)
Khám lâm sàng
Sinh hiệu: Huyết áp 135/80 mmHg – Nhịp tim 72 – Nhịp thở 14 – Thân nhiệt
36,2oC
Cận lâm sàng
-
Na 140 mEq/L (135-150)
-
K 4,2mEq/L(3,5 – 5)
-
BUN 18 mg/dL(7 – 20)
-
SCr 1,2 mg/dL(0,7 – 1,5)
-
HbA1c 9,5%
-
Glucose 130 mg/dL(80 – 110)
-
TSH 2,9μU/mL(0,27 – 4,94)
-
TC 237 mg/dL
-
LDL-C 134 mg/dL
-
HDL-C 46 mg/dL
-
TG 285 mg/dL
-
AST 16 UI/L
-
ALT 14 UI/dL
Chẩn đoán
Rối loạn lipid máu
PHÂN TÍCH CA LÂM SÀNG THEO S.O.A.P
1.Subjective: các thông tin chủ quan
- Tên: Nguyễn Thị Th.
- Tuổi: 74
- Chiều cao: 160 cm
- Giới tính: Nữ
- Cân nặng: 80 kg
- Tiền sử bệnh: Tăng huyết áp: 20 năm
- Đái tháo đường type 2: 5 năm
- Tiền sử gia đình: Cha mất năm 60 tuổi
vì ung thư. Mẹ mất do biến chứng tim mạch và đái tháo đường ở tuổi 75.
- Lối sống : Bệnh nhân là công
nhân viên chức đã về hưu, chồng đã mất, có 2 con, không hút thuốc, thường đi bộ
khoảng 30 phút vào mỗi buổi sáng trong công viên.
- Tiền sử dị ứng- Không rõ
- Tiền sử
dùng thuốc
1.
Metformin 850 mg x 2 lần/ngày (mới được tăng liều 1 tháng
trước)
2.
Glyburid 5 mg x 2 lần/ngày
3.
Lisinopril/ HCTZ 20/ 12,5 x 1 lần/ngày
4.
Atorvastatin 80 mg x 1 lần/ngày x 4 năm (đã ngưng do BN
than đau cơ và không chịu tiếp tục dùng thuốc)
2.Ojective - các thông tin khách
quan
- Khám lâm sàng:
Sinh hiệu: Huyết áp 135/80 mmHg – Nhịp
tim 72 – Nhịp thở 14 – Thân nhiệt 36,2oC
- Cận lâm sàng
-
Na
140 mEq/L (135-150)
-
K
4,2mEq/L(3,5 – 5)
-
BUN 18 mg/dL(7 – 20)
-
SCr 1,2 mg/dL(0,7 – 1,5)
-
HbA1c 9,5%
-
Glucose
130 mg/dL(80 – 110)
-
TSH 2,9μU/mL(0,27 – 4,94)
-
TC 237 mg/dL
-
LDL-C 134 mg/dL
-
HDL-C 46 mg/dL
-
TG 285 mg/dL
-
AST 16 UI/L
-
ALT 14 UI/dL
Chẩn đoán: Rối loạn lipid máu
3.Assessment: đánh giá tình trạng bệnh nhân
3.1 Nguyên
nhân, nguồn gốc bệnh lý
- Bệnh
nhân có :
Tiền
sử bệnh: Tăng huyết áp: 20 năm; Đái tháo đường type 2: 5 năm => dự đoán là biến chứng của
đái tháo đường là rối loạn lipip.
Tiền
sử gia đình: Cha mất năm 60 tuổi vì ung thư.Mẹ mất do biến chứng tim mạch
và đái tháo đường ở tuổi 75. => có khả năng bệnh nhân di truyền.
Khám
lâm sàng: Sinh hiệu: Huyết áp 135/80 mmHg – Nhịp tim 72 – Nhịp thở 14 – Thân
nhiệt 36,2oC => bệnh nhân dược kiểm soát huyết áp tương đối tốt
nên tiếp tục duy trì thuốc điều trị huyết áp
Tuổi:
74; Chiều cao: 160 cm; Giới tính: Nữ; Cân nặng: 80 kg => bệnh nhân cao tuổi, có cân năng lớn, và đã mãn
kinh nên có nguy cơ cao của bệnh béo phì cũng như bệnh rối loạn lipip máu.
Tiền sử
dùng thuốc
- Metformin 850 mg x 2 lần/ngày (mới được tăng liều 1 tháng trước) - thuộc về một
nhóm thuốc gọi là biguanides; hoạt động bằng cách: giảm lượng glucose do gan tạo
ra, giảm lượng glucose cơ thể bạn hấp thụ, tăng tác dụng của insulin đối với cơ
thể.
- Glyburid 5 mg x 2 lần/ngày - thuộc về một
nhóm thuốc gọi là sulfonylureas; giúp giải phóng insulin từ tuyến tụy của bạn.
Insulin di chuyển đường từ máu đến các tế bào giúp nó cung cấp năng lượng và làm giảm lượng đường
trong máu.
Gliclazide
dạng phóng thích cải tiến tác dụng kéo dài thuận tiện hơn cho bệnh nhân (một lần/ngày)
so với phác đồ glyburide nhiều lần mỗi ngày. Khi được kê toa đơn trị liệu hoặc
phối hợp metformin, gliclazide dạng phóng thích cải tiến an toàn hơn glyburide
và ít gây hạ đường huyết hơn. Dù gliclazide dạng phóng thích cải tiến có thời
gian tác dụng dài, nguy cơ hạ đường huyết của nó có thể thấp hơn vì không có chất
chuyển hóa hoạt động
=> kết hợp 2 thuốc metformin và glyburid để phối
hợp với nhau để cải thiện lượng đường trong máu nhưng chưa kiểm soát được cần
thay đổi thuốc
- Lisinopril/ HCTZ 20/ 12,5 x 1 lần/ngày
- Lisinopril / hydrochlorothiazide là sự kết hợp của hai loại thuốc ở dạng đơn
(lisinopril thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế
men chuyển angiotensin (ACE), hydrochlorothiazide thuộc về một nhóm thuốc gọi
là thuốc lợi tiểu); dùng kết hợp với thuốc chẹn beta, thuốc ức chế thụ thể
angiotensin, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cao .Nó
thường được dùng khi một loại thuốc không đủ để kiểm soát huyết áp.
- Atorvastatin 80 mg x 1 lần/ngày x 4 năm
(đã ngưng do BN than đau cơ và không chịu tiếp tục dùng thuốc) - thuộc nhóm thuốc
gọi là thuốc ức chế men khử HMG-CoA hay còn gọi là statin; giúp ngăn ngừa
cholesterol tích tụ trong động mạch của bạn; bằng cách hạ thấp lipoprotein mật
độ thấp (LDL) hoặc cholesterol xấu và tăng lipoprotein mật độ cao (HDL) hoặc
cholesterol tốt của cơ thể .
Cận
lâm sàng:
-
Glucose
130 mg/dL(80 – 110) => nằm
ngoài mức giới hạn của người bình thường, chứng tỏ việc tăng liều và phối hợp
thuốc metformin và glyburide vẫn chưa hiệu quả.
-
TC 237 mg/dL (>200) =>
cholesterol toàn phần cao giới hạn
-
LDL-C 134 mg/dL (>200) => cao giới hạn
-
HDL-C 46 mg/dL (>40) => trung bình –
thấp
-
TG 285 mg/dL (>150) =>
Triglycerid cao
=>>> có biểu hiện của Rối loạn lipip máu
·
Lại
có sự hiện diện của yếu tố tương đương CHD là tiền sử bệnh đái tháo đường;
·
Xét
thấy có 4 yếu tố nguy cơ chính là
-
Nữ
trên 55 tuổi (74 tuổi) và hậu mãn kinh
-
Tiền
sử gia đình có người bị bệnh mạch vành sớm ( mẹ )
-
Đang
dùng thuốc hạ HA (thuốc Lisinopril / hydrochlorothiazide và có bệnh sử tăng HA
20 năm)
-
LDL
≤ 60 mg/dL
·
Tính
nguy cơ mắc bệnh CHD trong 10 năm:
Dấu hiệu
|
Tuổi
|
TC
|
SBP
|
HDL
|
Thuốc lá
|
TỔNG CỘNG
|
Tình trạng
|
74 tuổi
|
237 mg/dL
|
135 mmHg, có điều trị thuốc
|
46 mg/dL
|
Không hút thuốc
|
|
Điểm
|
14
|
1
|
4
|
1
|
0
|
20
=> 11%
|
·
Xác
định chỉ số Lipip máu mục tiêu:
- Bệnh nhân có hơn 2 yếu tố nguy cơ, nguy
cơ mắc bệnh CHD trong 10 năm là 11% và LDL-C là 134 mg/dL => bệnh nhân cần
diều trị ATP III kệt hợp 2 cả dùng thuốc và không dùng thuốc
3.2 Đánh giá
về tình trạng bệnh nhân
- Bệnh nhân cần phải điều trị tiếp tục
bệnh đái tháo đường do tình trạng đường cao hơn mức bình thường và duy trì dường
huyết ổn định bên cạnh đó phải tiếp tục điều trị rối loạn lipip máu do sau 1 thời
gian ngưng statin bệnh đã xuất hiện trở lại.
3.3 Đánh giá
điều trị hiện thời
- Hiện tại, bệnh nhân đang sử dụng thuốc
hạ HA, thuốc đái tháo đường và thuốc diều trị ATP III nhưng dã ngưng do đau cơ.
- Theo case này, ta thấy liều dùng của
Metformin kết hợp với glyburide và đã tăng liều 1 tháng nhưng mà glucose máu vẫn
cao, có thể là cơ thể chưa đáp ứng được với liều này => cần thay đổi đơn thuốc
để đáp ứng tốt hơn;
- Lisinopil/HCTZ đùng để ổn dịnh HA vẫn
đang rất hiệu quả không cần thay đổi
- Atorvastatin đang ở liều cao nhất và
gây cho bệnh nhân triêu chứng đau cơ không chịu sử dụng tiếp => thay thế thuốc
khác có tác dụng tương đương hoặc giảm liều để khắc phục tình trạng bệnh đau cơ
hiện tại.
4.Plan: Kế hoạch điều trị
4.1
Mục tiêu điều trị:
1.
Rối loạn lipid máu
2.
Tăng huyết áp
3.
Đái tháo đường ( HbA1C < 7%)
4.2 Điều trị:
Thuốc
|
Chỉ định
|
Tác dụng
|
Metformin
|
ĐTĐ
|
Điều trị bệnh
|
Gliclazide
|
ĐTĐ
|
Điều trị bệnh
|
Lisinopril
|
THA
|
Điều trị bệnh
|
Rosuvastatin
|
Rối loạn lipid máu
|
Điều trị bệnh
|
Vitamin B12
|
Giảm nguy cơ thiếu B12 do thuốc ĐTĐ
|
Điều trị hỗ trợ khi cần
|
Điều trị cho người bệnh phải kết hợp giữa chế
độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và tuân thủ chế độ dùng thuốc :
·
Điều trị theo chế độ
ăn uống, sinh hoạt:
- Hạn
chế muối < 2400 mg/ngày.
- Ăn
nhiều trái cây, thức ăn có chất xơ.
- Hạn
chế ăn thức ăn chứa dầu mỡ.
- Không
sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…
- Giảm
cân, tập thể dục thường xuyên, đi bộ sau bữa ăn khoảng 10-15 phút.
- Theo
dõi huyết áp, đường huyết, chỉ số lipid,.. định kỳ.
- Theo
dõi các tác dụng phụ của thuốc đang dùng.
·
Điều
trị bằng thuốc:
v Điều trị đái tháo đường:
Metformin 500mg x 2 lần/ ngày (uống
metformin trong bữa ăn hoặc sau ăn 30 phút, Lưu ý: không được nhai viên thuốc
khi uống.)
Gliclazide 80mg x 2 lần/ngày (uống
trước bữa ăn)
Đây là sự kết
hợp của hai loại thuốc trị đái tháo đường: Gliclazide và Metformin.
Gliclazide
là một sulfonylurea hoạt động bằng cách tăng lượng insulin do tuyến tụy tiết ra
để hạ đường huyết. Metformin là một biguanide hoạt động bằng cách giảm sản
xuất glucose ở gan, trì hoãn sự hấp thụ glucose từ ruột và tăng độ nhạy cảm của
cơ thể với insulin.
Việc sử dụng Gliclazide + Metformin
có thể gây thiếu hụt vitamin B12 khi sử dụng lâu dài. Sự thiếu hụt xảy ra
khi thuốc cản trở sự hấp thụ vitamin B12 trong dạ dày. Nên bổ sung B12 khi
thiếu hụt bằng tiêm IM B12 1mg hoặc cần
thường xuyên bổ sung vitamin B12 hàng ngày từ chế độ ăn uống.
Cần theo dõi đường huyết thường xuyên để kịp thời thay
đổi hướng điều trị.
v Điều trị rối loạn lipid máu:
do bệnh nhân có triệu chứng đau cơ nên ta cần:
Đánh
giá mức creatine kinase (CK), trong
trường hợp này mức CK của bệnh nhân bình thường, cần thử thay đổi loại statin nếu
như ở liều thấp khống thấy xuất hiện triệu chứng đau cơ nhưng lipip máu không
dược khắc phục tốt có thể tăng liều từ từ, ngưng sử dụng nếu triệu chứng vẫn
còn và theo dõi xem triệu chứng có đỡ khi ngừng statin không.
Rosuvastatin 10mg x 1 lần / ngày .
v Điều trị tăng huyết áp: Vẫn sử dụng lisinopril/HCTZ20/ 12,5 x 1 lần/ngày.
=> Đơn thuốc sẽ gồm :
1. Rosuvastatin 10mg x 1 lần / ngày x 10 ngày
Uống vào tối, sau khi ăn
2. Lisinopril/HCTZ20/ 12,5 x 1 lần/ngày x 10 ngày
Uống vào buổi sáng, uống trước khi
ăn
3. Metformin 500mg x 2 lần/ ngày x 10 ngày
Uống metformin trong bữa ăn hoặc sau ăn 30 phút, (Lưu ý: không được nhai viên
thuốc khi uống.)
4. Gliclazide 80mg x 2 lần/ngày
x 10 ngày
Uống buổi sáng và tối, uống trước bữa ăn.
Sử dụng đúng liều lượng và thời gian ghi trong đơn thuốc. Tái khám sau 10
ngày dùng thuốc.
Nhóm 2 - Tổ 4 – Lớp: DA15DB
Thành viên: Nguyễn Thị Trúc Linh
Võ Thị Bé My
Phạm Lê Bảo Minh
Châu Thanh Tuyền
Nguyễn Thị Tú Trâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét